UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 12

ngoài khô mới từ từ tăng nhiệt độ lên 70-80

o

C, như thế mới tránh cho bề mặt bên ngoài khỏi

nứt. Trong quá trình sấy khô nên đảo đều các vị trí để bề ngoài được khô đều, tránh cho màu
sắc của viên trà không giống nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng. Cuối cùng dùng loại giấy có
tính chống ẩm tốt để đóng gói các viên, cất giữ tại nơi kín, yêu cầu bề mặt phải toàn vẹn, không
có hiện tượng nứt.

3. Trà hạt

Còn gọi là trà cô đặc, gồm bốn bước là ngâm, làm thành hạt, sấy khô, đóng gói. Ngâm là lấy

10-20% nguyên liệu trong phương thuốc nghiền thành bột nhỏ (70-100 lần sàng). Tiếp đó cho
nước vào nguyên liệu đun một lần hoặc nhiều lần, đem lọc, chất được lọc cô lại thành bột đặc.
em những hạt cô đặc và bột thuốc trộn lẫn với nhau, trộn đều cho đến khi các chất kết dính lại,
sàng tiếp 12-14 lần để tạo thành hạt. Những hạt này đạt đến nhiệt độ 60-80

o

C là tiến hành sấy

khô, lai lọc tiếp 12 lần nữa, để ở nơi kín đáo. ng gói cùng với thang thuốc, thông thường vẫn
đóng gói bằng túi polyethylen, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Trà ở dạng hạt yêu cầu không
có hiện tượng hút ẩm, kết hạt.

VII. Cách pha trà thuốc

Một là bỏ trực tiếp các loại nguyên liệu vào cốc trà, đổ nước sôi vào hoặc nước đã đun sôi và

đang giữ ở nhiệt độ nhất định, đậy nắp vào để trong 5-10 phút, thường xuyên uống. Những
nguyên liệu có thể uống được trực tiếp đa phần đều là những thứ dễ chiết xuất như nhân sâm,
hoa cúc, hạt ngũ vị dễ dàng hơn cho việc phát huy công dụng, cây thạch xương bồ, sơn tra nên
chế biến thành dạng bột thô, lấy vải sạch bọc lại, sau đó đổ nước vào uống.

Hai là đem tất cả nguyên liệu vào một bình nước nóng, cho nước sôi vào, đậy chặt nắp lại, để

từ 30-60 phút là có thể uống như trà. Khi dùng theo phương pháp này, do bình nước nóng có
tính năng giữ nhiệt tốt, những thành phần thuốc có lợi càng dễ phân tách. Có thể cho 2-3 lượng
vào một gói, sau đó phân ra số lần uống trong ngày.

Ba là đem tất cả vật liệu vào nồi, cho nước vào đun, chắt lấy nước rồi cho vào bình giữ nhiệt,

uống nhiều lần như trà. Khi cho nước vào đun có thể cho nhiều nước, thậm chí có thể đun làm
hai lần liên tiếp, sau đó lấy nước đã chắt của hai lần đun ấy cho cùng vào nhau, chia làm hai lần
uống.

Bốn là nguyên liệu là phần thịt hạch đào, vừng là các loại thực phẩm có thể sử dụng trực

tiếp, nên xát trước để tạo thành bột, sau đó cho thêm sữa, sữa đậu nành vào là có thể uống
được. Nếu nguyên liệu là những loại hoa quả như cà rốt, táo có thể ép lấy nước, sau đó cho
thêm sữa hoặc nước ép hoa quả vào là có thể uống được.

Khi pha trà để uống cần chú ý: ở cách đổ nước trực tiếp vào uống, khi uống hết 1/3 lượng

nước, có thể cho thêm nước sôi vào, tùy theo cách uống mà cho thêm 3-5 lần, uống cho đến khi
thấy vị nhạt thì thôi. ở cách uống nước ép hoa quả, nên làm tùy lúc và uống tùy lúc, tránh làm
mất đi thành phần chất dinh dưỡng trong khi chế biến. Trong nước trà có nhân sâm, nhãn khô,
vải, táo đỏ, khi uống đến lúc thấy vị nhạt nên lấy ra ăn. Khi chế biến có thể cho thêm đường, tuy
nhiên cần biết điều tiết để có vị vừa phải, không nên cho quá nhiều. Không nên cho đường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.