UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 89

thông qua điều chỉnh, giảm bớt trạng thái bệnh là được.

(1). Chịu khó vận động trí não. “Dùng nhiều thì sẽ sắc bén” là một quy luật rất phổ biến

trong thế giới tự nhiên, đại não của con người cũng như vậy. Làm công việc sử dụng đến trí óc
thường xuyên, học tập không ngừng nghỉ có thể giúp cho bộ não của con người luôn luôn được
đảm bảo trong trạng thái tốt. Đối những sự việc mới, nên luôn luôn giữ lấy một sự cảm hứng
nồng hậu, luôn có sự đối diện với thách thức. Những người trung niên và người cao tuổi, nếu
thường xuyên xem tin tức, tivi, phim nghe nhạc, đặc biệt là đánh cờ tướng, cờ vây có thể tập
trung đầu óc tinh thần, các tế bào não luôn trong trạng thái linh hoạt, từ đó có thể kéo dài được
sự lão hoá. Ngoài ra, luôn luôn có ý thức ghi nhớ một số thứ, ví dụ như các lời bài hát, viết nhật
ký… đều có tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với trí nhớ.

(2). Thường xuyên tham gia các hoạt động rèn luyện cơ thể. Rèn luyện cơ thể có thể giúp

điều chỉnh và cải thiện quá trình hưng phấn và ức chế của đại não, từng bước làm trao đổi chất
của tế bào não, có thể phát huy được chức năng của đại não, kéo dài quá trình lão hoá của đại
não.

(3). Đảm bảo tâm trạng, tình cảm ổn định. Tình cảm ổn định là rất có lợi cho hệ thống thần

kinh và các cơ quan khác, làm thống nhất sự điều hoà của các hệ thống trong cơ thể, khiến cho
sự trao đổi chất trong cơ thể đạt được trạng thái tốt nhất, từ đó làm tăng cường sự linh hoạt
của bộ não, điều này là rất có lợi đối với việc nâng cao khả năng ghi nhớ cho não.

(4). Xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt. Trong đại não có một trung khu thần kinh

quản lý về thời gian, có thể coi như là một chiếc đồng hồ sinh học, làm việc, học tập, hoạt động,
giải trí và cả ăn uống nữa, đều phải tuân theo một quy luật nhất định. Cho nên, cần phải tránh
làm cho chiếc đồng hồ này bị rối loạn, mất điều chỉnh. Đặc biệt là phải đảm bảo thời gian và
chất lượng của giấc ngủ, mất ngủ làm cho các tế bào não luôn trong trạng thái bị ức chế, các
năng lượng tiêu hao cần phải được kịp thời bổ sung.

(5). Tự tìm ra các biện pháp của riêng mình để giúp tăng cường trí nhớ. Đối với những việc

mà mình cần phải ghi nhớ, nên ghi ra giấy hoặc khi đi mua sắm, đi công tác, nên liệt ra một
danh sách những việc cần giải quyết hàng ngày, viết vào lịch hàng ngày... Tất cả những điều đó
đều là những phương pháp giúp luyện trí nhớ. Ngoài ra, liên tưởng, phân loại cũng là một trong
những thói quen giúp trí nhớ tốt.

Thực ra, chứng hay quên không phải là một căn bệnh đáng sợ, không nên vì hay quên mà lo

lắng, bất an, mất tự tin... vì như vậy mới càng đem đến những tổn hại đáng sợ. Chúng ta cần có
nhận thức đúng về chứng bệnh hay quên và có biện pháp chính xác để điều trị nó, tích cực điều
chỉnh bản thân, không nên để nó làm phiền muộn cuộc sống, công việc và học tập của chúng ta.

VII. Đau đầu

Đau đầu là một chứng bệnh lâm sàng thường thấy nhất, là cảm giác chủ quan của con người

đối với một sự vật nào đó, mà khiến dẫn đến cảm giác đau ở đầu, thuộc phạm trù “đau”. Các
nguyên nhân dẫn đến đau đầu có thể là do yếu tố sinh lý, hoá học, sin vật học hoặc máy móc…
Những loại kích thích này tác động đến thần kinh cảm giác trong và ngoài tổ chức cơ cấu của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.