Đề tài vũ trụ được triển khai bằng một thủ pháp nghệ thuật kỳ ảo, nhằm
gây hiệu quả lạ hoá, làm nổi bật những vấn đề tư tưởng có ý nghĩa rất thực
tại: nhân loại phải có tầm nhìn xa trong việc bảo vệ môi trường sống trên
Trái Đất. Và, phải đặt Trái Đất trong tồn tại vũ trụ, mới khách quan nhận ra
những âm mưu gây chiến trên Trái Đất trở nên vô cùng phi lý, phi nhân,
nhỏ nhen và tầm thường.
Với trình độ xã hội và kỹ thuật mà nhân loại ngày nay đại tới, những
vấn đề lớn của hành tinh chúng ta không thể nào giải quyết riêng rẽ mà nhất
thiết phải có sự hợp lực thống nhất của mọi nước, mọi lực lượng trên thế
giới.
Trong
MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ
, qua sự kết hợp giữa tuyến
tường thuật cuộc đời những công nhân ở ga xép bão tuyết với tuyến miêu tả
những cảnh tượng từ sân bay vũ trụ Sarozek và những biến cố về sự liên hệ
giữa Trái Đất và Hành Tinh Ngực Rừng, tác giả đã tạo ra một sự so sánh
đầy ý nghĩa: vấn đề bảo vệ ký ức, những truyền thống tốt đẹp của quá khứ
mà những công nhân đường sắt ở Boranly - Bão Tuyết quan tâm, mang ý
nghĩa sống còn, có tầm nhân loại, chẳng kém việc chinh phục vũ trụ, đi tìm
những nền văn minh khác ngoài Trái Đất của các nhà bác học và các nhà du
hành vũ trụ.
Càng đọc
MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ
, chúng ta càng thấm
nhuần tính thuần hậu của chủ nghĩa nhân đạo Cộng Sản. “Những tác phẩm
nghệ thuật xuất sắc trong thời gian gần đây cho thấy rằng văn học đã cảm
nhận được nhu cầu của xã hội phải chuyển sang một trình độ mới về chất…
Nó đã lần ra được những điểm nhức nhối của cuộc sống chúng ta, những
chiều hướng bất lợi trong các lĩnh vực xã hội, tinh thần. Những vấn đề xã
hội - đạo đức gay gắt nhất mà xã hội hiện nay đang chú ý đã được đặt ra
trong một loạt tiểu thuyết…”
Chúng ta rất vui mừng và không ngạc nhiên khi biết rằng, ngày 28-6-
1986, trong đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ VIII. Chingiz Ajtmatov đã
được đề cử vào Ban thường vụ gồm 9 người, và ông có tên ở vị trí đầu tiên
trong danh sách ấy.