cho cậu rất kinh tởm. Cuộn dây câu được đặt kẹp giữa hai chân cậu ngay
trên sàn thuyền, cậu cuốn sợi dây ni lông vào ngón tay trỏ và ném dây
xuống nước, hòn chì nặng nhấn chìm sợi dây và kéo mạnh con mồi xuống
đáy. nếu chọn được chỗ tốt, chẳng mấy chốc cậu sẽ kéo lên được một con
cá.
Hai mẹ con ngồi đối diện, yên lặng đã vài phút, mẹ nhìn cậu một cách căng
thẳng và hỏi cậu bằng một giọng khác thường : “Arthur, con biết là mẹ
không biết bơi, nếu mẹ ngã xuống nước thì con sẽ làm gì ?” “Con sẽ nhảy
xuống tìm mẹ”, đứa trẻ trả lời. Lili lập tức tỏ ra bực bội : “Sao con nói ngu
ngốc thế !” Arthur sững người vì câu trả lời gay gắt.
- Phải cố chèo thuyền về đến đất liền, đó là điều mà con phải làm !
Lili kêu lên.
- Cuộc sống của con mới là cái quan trọng, đừng bao giờ quên điều đó,
đừng bao giờ phạm sai lầm liều với món quà tặng duy nhất này cả, con hãy
thề đi!
- Con thề với mẹ - cậu bé trả lời sợ sệt.
- Con thấy đấy,- bà nói, vẻ dịu lại – con sẽ phải để cho mẹ chìm thôi.
Khi ấy, cậu bé Arthur bật khóc. Lili lấy ngón tay trỏ gạt những giọt nước
mắt của con trai.
- Đôi khi chúng ta bất lực trước những mong muốn, những ước vọng hay
những khao khát bất chợt của mình, và điều đó gây ra sự day dứt nhiều lúc
không chịu nổi. Tình cảm này sẽ đi theo suốt đời con, đôi khi con quên nó
đi, đôi khi nó lại hiện ra như một sự ám ảnh. Một phần nghệ thuật sống phụ
thuộc vào khả năng của chúng ta khắc phục sự bất lực của bản thân. Đó là
một việc khó, bởi vì sự bất lực sinh ra nỗi sợ. Nó làm tiêu tan phản ứng của
chúng ta, trí tuệ của chúng ta, lương tri của chúng ta, nó mở đường cho sự
nhu nhược. Rồi con sẽ biết đến những nỗi sợ. Hãy đấu tranh chống lại
chúng, nhưng đừng thay thế chúng bằng sự do dự quá lâu. Hãy suy nghĩ,
quyết định và hành động ! Đừng có hoài nghi, khi người ta không có khả
năng đảm nhận sự lựa chọn của chính mình, người ta thường sinh ra ít
nhiều chán đời. Mỗi câu hỏi có thể trở thành một trò chơi, mỗi quyết định
đưa ra có thể dạy con tự biết mình, tự hiểu mình.