Giang Nam thử mở mắt: “Ồ, ở đây là đâu thế?” nhưng chàng lại thấy hình
như mình đang bị kẹp giữa hai tấm gỗ, chẳng thể nào xoay chuyển được, lại
thấy có ánh sáng chói lòa từ hai bên chiếu tới, Giang Nam ngẩn người ra.
Chàng dần đần tỉnh táo trở lại, phát hiện mình đang nằm cuộn sau một tấm
biển, huyệt đạo bị phong tỏa không thể nào cử động được.
Bên dưới là một tòa sảnh đường rộng rãi có bày mấy chục cái bàn vuông,
trên mỗi bàn có hai bầu rượu, Giang Nam cứ tưởng mình đang nằm chiêm
bao, thầm nhủ: “Chả lẽ Diêm Vương mời mình dự tiệc? Chợt nghe một
giọng nói trong trẻo vang lên: “Mẹ, hôm nay thật náo nhiệt, có đông người
đến như thế sao?” Giang Nam ngẩn người ra, chỉ thấy có hai phụ nữ bước
ra, đó chính là Dương Liễu Thanh và con gái của bà ta Trâu Giáng Hà.
Giang Nam cắn đầu lưỡi, rất đau, rõ ràng không phải chiêm bao. Vậy ai đã
đưa mình tới đây? Chàng càng nghĩ càng thấy rối trí.
Chỉ nghe Dương Liễu Thanh thở dài: “Con thật không biết trời cao đất dày,
đêm nay là bữa tiệc Hồng Môn, con tưởng là uống rượu mừng sao?” Trâu
Giáng Hà hỏi: “Cha đã mời bao nhiêu người đến giúp đỡ.” Dương Liễu
Thanh nói: “Mời thì nhiều nhưng chỉ có mười người đến.” Trâu Giáng Hà
hỏi: “Còn phía bên kia?” Dương Liêu Thanh bảo: “Nhận được cả thảy ba
mươi bốn thiệp mời, theo quy củ trên giang hồ, lẽ ra phải có ba mươi bốn
người tới. Con hãy đếm lại thử xem có đủ hai mươi bốn bàn hay không?”
Trâu Giáng Hà nói: “Đúng thế, có ba mươi bốn bàn, cha và mẹ ngồi một
bàn, chẳng phải là đã dư hai bàn sao?” Dương Liễu Thanh bảo: “Hai bàn ấy
là chuẩn bị cho khách không mời mà đến.”
Trâu Giáng Hà nói: “Người của bọn họ họ chẳng phải nhiều hơn chúng ta
gấp đôi hay sao?” Dương Liễu Thanh lại thở dài: “Tình người ấm lạnh, nếu
ông ngoại con còn sống, dù chúng ta không gởi thiệp mời, hào kiệt ở các
nơi cũng sẽ tự đến. Con hãy xem thử tấm biển kia!”
Giang Nam giật thót tim, tưởng rằng Dương Liễu Thanh đã phát hiện ra
mình, chỉ nghe Dương Liễu Thanh nói: “Ta vẫn còn nhớ vào ngày đại thọ
sáu mươi tuổi của ông ngoại con, một trăm hai mươi bốn anh hùng ở năm
tỉnh phía bắc đã tặng tấm biển này, trên tấm biển đề bốn chữ vàng “Võ lâm
thạc vọng”, đến nay đã ba mươi năm, chả lẽ quả đúng như lời xưa nói, ba