của thử nghiệm đầu tiên là sửa đổi hướng đi (sự chuyện đổi). Mục tiêu của
thử nghiệm thứ hai là hiệu quả (quy mô).
Sự phân biệt như vậy nghe có vẻ chẳng đáng kể gì, nhưng nó lại có tác động
to lớn đối với cả hoạt động triển khai chiến lược lẫn chiến thuật. Trước khi
tìm được điểm hòa hợp sản phẩm/thị trường, một dự án khởi nghiệp cần
phải được xây dựng cấu trúc sao cho có thể tối đa hóa hoạt động học tập.
Bạn thường học hỏi được nhiều nhất khi xác suất xảy ra kết quả mong đợi là
50%; tức là, khi bạn không biết điều gì sẽ xảy đến.
Để tối đa hóa hoạt động học tập, bạn phải lựa chọn những kết quả táo bạo,
thay vì theo đuổi những lộ trình cải tiến. Vì vậy, thay vì đổi màu nút kêu gọi
hành động, hãy thay đổi toàn bộ trang đích. Thay vì điều chỉnh đề xuất giá
trị độc đáo (Unique Value Proposition – UVP) cho đúng một phân khúc
khách hàng duy nhất, hãy thử nghiệm những đề xuất bán hàng độc đáo khác
nhau cho các phân khúc khách hàng khác nhau.
Ở phần sau của cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều ví dụ giải thích
những cách thức xây dựng cấu trúc có chủ ý, phục vụ cho mục đích học tập
thay vì tối ưu hóa.
Việc gọi vốn ăn nhập vào đâu giữa tất cả những điều này?
Thật khôi hài khi để ý thấy cách đội 37signals đã chuyển từ chiến lược “Vốn
bên ngoài là Kế hoạch B” sang “Vốn bên ngoài là Kế hoạch Z” giữa hai
cuốn sách gần đây nhất của họ: Getting Real (tạm dịch: Làm thật) và
Rework (tạm dịch: Làm lại) (37signals.com). Khi bạn đã có lời, tuyên bố
như vậy thật dễ dàng, nhưng quả thật có những thời điểm mà việc cân nhắc
gọi vốn bên ngoài chắc chắn sẽ hiệu quả hơn so với những thời điểm khác
(xem Hình 1-5).