nhắc tới tên gọi Sơn Việt. Có thể thấy, đây là tên gọi chung của tập đoàn các
nhóm cư dân hậu duệ Bách Việt qua quá trình xâm nhập và đồng hóa của
người phương Bắc đã chạy lên núi trú nạn tạo thành.
Vị trí văn hóa Mã Gia Bang (1), Hà Mẫu Độ (2), Đại Buộn Khanh (3), Đại Vấn Khẩu (4), và Ngưỡng
Thiều (5) ở Đông Á [Chang Kwang-Chih 1999: 49]
Xét theo không gian, chúng ta có thể dựa vào mật độ tập trung cư dân Bách
Việt, tính chất đậm đặc của các đặc trưng văn hóa Bách Việt (đã nêu trên) để
phân khu vực văn hóa Bách Việt cổ thành hai bộ phận, gồm bộ phận trung
tâmvà bộ phận ngoại diên. Bộ phận trung tâm đến lượt nó phân thành 5 vùng
văn hóa (xem hình 1.11), gồm:
Ngô Việt: hạ lưu Dương Tử, vịnh Hàng Châu (nay thuộc các tỉnh Giang Tô,
Chiết Giang và thành phố Thượng Hải của Trung Quốc);
Nhị Hồ: vùng hồ Động Đình và hồ Phàn Dương (thuộc các tỉnh Hồ Nam,
Giang Tây, An Huy và một phần tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc);
Mân-Đài: nay là đất Phúc Kiến, quần đảo Bành Hồ và đảo Đài Loan;
Vân-Quý: vùng cao nguyên thuộc hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu Trung
Quốc;