trong vùng cũng như quyết định kết quả của quá trình giao lưu, tranh chấp và
chống Hán hóa của từng tiểu vùng.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 này, chúng tôi đã tập trung vào mấy nội dung chính sau:
1.
Ở phần cơ sở lý luận, chúng tôi xác định luận án sẽ
được triển khai theo hướng kết hợp nghiên cứu địa văn hóa và sử văn
hóa. Cả hai hướng này đều được triển khai theo phương pháp văn
hóa so sánh.
2.
Phần cơ sở thực tiễn tiến hành định vị văn hóa Bách
Việt vùng Lĩnh Nam theo cấu trúc tọa độ (bao gồm không gian – chủ
thể – thời gian) và loại hình.
Lĩnh Nam là vùng văn hóa cực nam của khu vực văn hóa Bách Việt mang
kiểu tự nhiên tổng hợp đồi núi, thung lũng, đồng bằng châu thổ, biển đảo của
toàn vùng Bách Việt, có khí hậu á nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho kiểu kinh tế
tổng hợp, trong đó nông nghiệp lúa nước là nghề chủ đạo.
Lĩnh Nam là chiếc nôi hình thành cộng đồng Bách Việt, sau phân tán thành
hai nhánh là Tây Việt thiên di lên phía bắc đến các vùng hồ Động Đình, Phàn
Dương, lên phía tây đến cao nguyên Vân-Quý; và nhánh Đông Việt di cư lên
vùng duyên hải đông bắc, đến vùng hạ lưu Dương Tử và vùng đất Mân-Đài.
Tại Lĩnh Nam, ba chi tộc Âu Việt, Nam Việt và Lạc Việt phân bố ở bốn tiểu
vùng khác nhau, mỗi chi tộc có phong cách văn hóa riêng do các điều kiện sinh
thái và quá trình lịch sử – xã hội quy định.
Lịch sử văn hóa Bách Việt Lĩnh Nam chảy chung dòng chảy của Bách Việt,
cụ thể phân thành ba giai đoạn gồm giai đoạn hình thành, phát triển và xung
đột nội tộc;
giai đoạn giao lưu-hòa nhập với văn hóa Hán; và giai đoạn phân lập văn hóa
truyền thống ở Việt Nam. Mỗi giai đoạn thể hiện các xu hướng vận động riêng.
Nhìn chung, đây là vùng tiếp nhận văn hóa Hán muộn và với mức độ trung
bình, do vậy vẫn lưu giữ được cơ tầng văn hóa Bách Việt ở những tầng mức
nhất định. Riêng tiểu vùng Tây Lạc Việt với các điều kiện tự nhiên, thành phần
tộc người, đặc trưng văn hóa và quá trình lịch sử-xã hội đã phát triển dần theo