VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 96

Tục thờ rồng, rắn, giao long (thuồng luồng), thờ rùa ba chân, thờ thủy quái

(như truyền thuyết Trư Bà Long (

猪婆龙)vùng trung-thượng lưu Tây Giang)

v.v. hiện diện khắp nơi ở Nam Dương Tử – Lĩnh Nam. Các sách Thuyết
Uyển
(thiên Phụng Sứ), Hoài Nam Tử (thiên Nguyên Đạo Huấn), Sơn Hải
Kinh
(thiên Hải Nội Kinh) đều có ghi “người Việt cắt tóc xăm mình cho giống
loài giao long để tránh bị hại”. Truyện Bố Lạc Đà (

布洛陀 /Pau Lo To/) trong

văn hóa Choang [Cát Thành Danh 1999: 75-76] cùng nhiều câu chuyện hôn
nhân người-rắn rải rác khắp vùng Nam Dương Tử – Đông Nam Á rất phổ biến
trong nghiên cứu dân tục học. Các tục dùng xà phù (bùa cổ (

蠱), một loại bùa

rắn), xà bốc từng xuất hiện rải rác ở khắp các vùng Bách Việt (ghi trong Di
Kiên Chí

夷坚志); tục hiến tế phụ nữ (làm vợ) cho rắn thần; tục xăm mình hoa

văn long xà của người Lê đảo Hải Nam xưa và nay; tục thờ rắn–giao long của
người Đản gia ở Quảng Đông, Phúc Kiến; các tục thờ rắn thần Thanh long

vùng Triều Châu và Đại vương ở đồng bằng Châu Giang

[53]

thể hiện sinh động

vai trò của rắn thần trong tín ngưỡng truyền thống. Trong khảo cổ học, nhiều di
vật gốm, sứ nguyên thủy, đồ đồng có khắc họa (chạm khắc) hoa văn rắn–rồng
rắn, như các phát hiện tại mộ Nam Việt vương ở Quảng Châu; hoa văn giao

long

[54]

trên trống Đông Sơn v.v..

Gắn với tục sùng rồng là lễ hội thuyền rồng. Nhà nghiên cứu Bishop (1938)

từng nói “văn hóa thuyền rồng và đua thuyền rồng có phạm vi rất rộng, từ Ấn
Độ, bán đảo Đông Dương, sang Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Hoa đại lục, Đài
Loan và quần đảo Nam Dương”, còn Văn Sùng Nhất [1990: 63] thì khẳng định
“thời Chiến Quốc đã có thuyền rồng, cuối thời ấy, nó đã rất phổ biến trong xã
hội nông thôn các tỉnh Nam Trung Hoa..”. Lăng Thuần Thanh [1979: 404]
khẳng định tục dùng thuyền rồng tế bái thủy thần xưa phổ biến ở khắp vùng
Giang Nam, Lĩnh Nam, Đông Nam Á, do vậy tục dùng thuyền rồng có thể xem
là một đặc trưng của văn hóa Lĩnh Nam cổ nói riêng, của Bách Việt, Đông
Nam Á cổ nói chung. Người Việt cổ tổ chức đua thuyền rồng vì các lý do cầu
mưa thuận gió hòa (cầu phồn sinh).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.