VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 95

người Việt cổ còn phải kể đến chiếc cối giã gạo (mortar). Theo truyền thuyết
cổ, nếu nhìn thấy một con ếch xuất hiện trong lòng chiếc cối, năm ấy sẽ có đại
hồng thủy hoặc nạn đói. Niềm tin ấy tồn tại trong dân gian lâu dài, chỉ đi vào
văn hóa Hán từ sau đời Hán (và rồi họ gán công phát minh ra chiếc cối cho

Phục Hy). Chiếc cối với con cóc còn đi vào thần thoại Y Doãn

[51]

, thể hiện mối

liên hệ giữa tục thờ cối và tục thờ mưa – nước. Trong văn hóa phương Nam,
chiếc cối đi liền với chiếc trống, và do vậy mô típ cóc (ếch) chạm khắc trên
mặt trống Đông Sơn phản ánh rất đầy đủ ý nghĩa cầu phồn thực. Eberhard W
[1968: 206-207] nhấn mạnh rằng chiếc cối và tục thờ chiếc cối là sản phẩm đặc
trưng nhất của nền văn minh lúa nước phương Nam.

Một số người Choang vẫn giữ nếp giã gạo cho từng bữa ăn mặc dù họ có thể

sử dụng các thiết bị hiện đại hơn. Vùng Hoài Nguyên (Quảng Tây) người ta giã
gạo mỗi buổi tối như một thao tác văn hóa có từ ngàn năm trước. Hình ảnh cối
giã gạo còn đi vào văn hóa hôn nhân Việt Nam (tục giã cối đón dâu) như một
biểu hiện của ước vọng hòa hợp vợ chồng, sinh sôi.

Thứ hai là sùng bái động vật. Rắn, cá sấu, thuồng luồng, hổ, chim, chó, bò,

rùa, dơi v.v. là các đối tượng được thờ phổ biến tùy chi tộc, tùy tiểu vùng.

Tại tiểu vùng Tây Lạc Việt, truyền thuyết Lạc Hồng cho thấy người Lạc Việt

coi chim Lạc là một trong những thủy tổ của mình. Tác giả Mạc Tuấn Khanh
[1986: 149] khẳng định từ “Lạc” trong “Lạc Việt” gắn với tục thờ chim lạc, tức
chim nước. Dấu ấn của chim còn tìm thấy qua câu chuyện Lạc Long Quân –
Âu Cơ đẻ trăm trứng nở trăm con. Trong cuốn Chu tước (The vermilion bird),
Edward H. Schafer [1967: 118] coi chu tước là loài chim Việt mang sắc thái
Lĩnh Nam. Vùng Chu Diên ở Bắc Bộ Việt Nam xưa có vật tổ là con diều đỏ
(bộ lạc Diều) [Nguyễn Duy Hinh 2004]; vùng Mê Linh (M’linh) có bộ lạc thờ

chim M’linh

[52]

; trong khi Câu Lậu là vùng đất của bộ lạc thờ Trâu (Klâu hoặc

Tlu). Ngoài ra, có thuyết cho rằng hình tượng chim thần phương Nam này
cùng với tục thờ chim thần của cư dân Sở dần dà phát triển thành hình tượng
chim phụng trong văn hóa phương Đông. Ngược lại, con quạ, cú, chim ưng và
kên kên là các loài vật tượng trưng của cái chết nên thường bị xa lánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.