VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 93

Tín ngưỡng Xuất phát từ quan niệm “vật ngã hợp nhất”, tín ngưỡng cổ ở

Lĩnh Nam nhìn chung chia sẻ nhiều điểm chung cơ bản với các cộng đồng
Bách Việt khác cũng như với các cộng đồng ngoài Bách Việt ở Đông Nam Á
cổ.

Đầu tiên phải kể đến sự sùng bái sự sinh sôi (tín ngưỡng phồn thực). Từ Ấn

Độ sang nam Dương Tử, xuống hết Nam Dương được xem là dải trung tâm
của các dạng thức sùng bái phồn thực điển hình. Ngọn núi hình sinh thực khí
nam (Dương nguyên thạch) vùng Ngũ Lĩnh, các mô típ sinh thực khí nam và
nữ, nam nữ giao phối, ếch, chim, thú giao phối trên bề mặt trống đồng Đông
Sơn, tục giã cối đón dâu khắp vùng Lĩnh Nam, tượng người đàn ông với bộ
phận sinh dục phóng to ở Văn Điển, 4 cặp nam nữ giao phối trên thạp đồng
Đào Thịnh, truyền thuyết ông Đùng bà Đà trong văn hóa các tộc người Việt,
Mường ở Bắc Việt Nam, tục thờ thần sấm, thờ rắn, thờ ếch, thờ thần mưa, tục
té nước – lấy nước trong văn hóa các dân tộc Nam Trung Hoa và Đông Nam Á
v.v.. là các biểu hiện sinh động của dạng tín ngưỡng này. Phong tục ấy hoàn
toàn tương đồng với truyền thống rước nõ nường của người Việt tại đồng bằng
Bắc Bộ Việt Nam (Tây Lạc Việt). Nhiều truyền thống bị mai một do từng bị
Nho giáo bài trừ quyết liệt, thậm chí từng bị quy kết thành kiểu ”dâm tự” như
“dâm phong Cối Kê” (vùng Ngô Việt), “dâm phong Lĩnh Nam” v.v.. Tuy
nhiên, cuốn Bác La Huyện Chí (

博 罗 县 志 , Quảng Đông) cũng nêu rất rõ

“(Dân Bác La) có tín ngưỡng thuần phác, không hề dâm dục..

[49]

” [Vương Lệ

Anh 2006: 46]. Nếu bảo đó là “dâm tự” thì tục thờ sinh thực khí nam, sau

chuyển hóa thành thờ thủ lĩnh và thờ tổ tiên

[50]

của người Hán nên gọi là gì?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.