VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 91

văn hóa Đông Sơn, Gò Mun, và có thể cả văn hóa Phùng Nguyên, đã có sự
phân hóa giai cấp khá sâu sắc rồi” (dẫn lại theo Hà Văn Tấn, Nguyễn Duy
Hinh [1973: 154]. Tác giả Tăng Chiêu Toàn [1994: 43] gọi là “nước Lạc Việt”,
nước tương đối lớn so với các tiểu quốc còn lại trong vùng.

Tổ chức nhà nước thời các vua Hùng là một sự thật lịch sử. Nó được phản

ánh không những qua rất nhiều truyền thuyết, sự tích cổ của dân tộc như Lạc
Long Quân–Âu Cơ, Chử Đồng Tử-Tiên Dung, Sơn Tinh–Thủy Tinh, Mai An
Tiêm, Thánh Gióng, bánh chưng–bánh dày v.v., mà còn qua các bằng chứng
khảo cổ học thuộc các lớp văn hóa Phùng Nguyên và tiền Đông Sơn [Jeremy

H.C.S Davidson 1979: 305], và qua các thư tịch cổ

[48]

. Theo Bernet Kempers

A.J. [1988: 269-270], nhà nước Văn Lang định hình hoàn thiện vào khoảng
800 năm trCN. Di tích Làng Cả rất có thể là kinh thành Phong Châu xưa của
các thế hệ vua Hùng.

Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang khá hoàn thiện. Dưới vua là các quan,

trong đó có cả các thủ lĩnh các bộ tộc xa gần. Đứng đầu các bộ là Lạc vương,
giúp việc cho vua có các Lạc tướng, Lạc hầu, Quan lang, Phụ đạo v.v.. Ngôi
vua được lưu truyền theo chế độ “cha truyền con nối”. Quan hệ giữa bộ tộc –
bộ lạc và nhà nước là thuần phục, cống nạp về kinh tế (xem chương 3).
Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái có chi tiết “đồng bộc nô tỳ cày bằng lửa, trồng
bằng dao” cho thấy quan hệ chủ–tớ đã sớm xuất hiện, nô bộc ngoài làm tạp
dịch còn phải gánh vác công việc sản xuất. Nhiều phát hiện mộ táng nô bộc
được chôn trong tình trạng không bình thường (chôn sọ trong thạp đồng, táng
chồng nhiều xác, tư thế tay bẻ quặt v.v.) hoặc chôn ở khu ngoại vi khu mộ táng
và không có vật tùy táng.. phần nào phản ánh địa vị xã hội thấp kém của họ.
Nói cách khác, nhà nước Văn Lang đã có sự phân hóa xã hội.

Tuy nhiên, mối quan hệ chủ-tớ chưa phát triển hoàn thiện. Các ngôi mộ táng

Đông Sơn giàu có đều có tùy táng nhiều công cụ sản xuất, cho thấy tầng lớp
này vẫn chưa tách hẳn cuộc sống lao động thường nhật (xem Chử Văn Tần
[2003: 157]).

Ở tiểu vùng Nam Việt, các nhà khảo cổ học Trung Hoa đã phát hiện nhiều di

chỉ cho thấy vùng này đã từng tồn tại ít nhất ba tiểu quốc thời tiên Tần. Đó là
các nước Phọc La (

縛罗國), Bá Lự (伯虑國), nước Hoan Đầu (驩頭國, còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.