VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 90

ở mức cao hơn. Về tiền tệ, dù thương nghiệp Bách Việt (trong đó có Lĩnh
Nam) thời kì tiền Hán hóa khá phát đạt song vẫn dừng lại ở hình thức “hàng
đổi hàng” [Lâm Úy Văn 2003: 312].

2.2.4. Tổ chức nhà nước

Thời kì trước khi tiếp xúc văn hóa Hán, cả bốn tiểu vùng Lĩnh Nam đều sớm

xuất hiện mô hình nhà nước ở giai đoạn sơ kì, quy mô tính chất ở mỗi tiểu
vùng có sự khác biệt đáng kể. Có thể phân thành hai nhóm chính, nhóm thứ
nhất gồm các tiểu vùng Tây Lạc Việt và Nam Việt (có các yếu tố đồng bằng,
tính thống nhất nội vùng) với các kiểu nhà nước cổ xưa tương đối hoàn thiện,
và nhóm thứ hai bao gồm hai tiểu vùng còn lại chủ yếu với các kiểu liên minh
bộ lạc, dấu hiệu nhà nước cổ hình thành chưa rõ ràng. Các đặc trưng kinh tế
nông nghiệp tập trung, điều kiện địa hình đồng bằng châu thổ và đời sống vật
chất đã quyết định sự khác biệt ấy.

Bảng 2.3: Bảng so sánh quy mô tổ chức nhà nước các tiểu vùng Lĩnh Nam

Nhóm thứ nhất có hai tiểu vùng (1) Tây Lạc Việt mang tính thống nhất

cao; và (2) Nam Việt mang tính chất “phân tán giữa những tiểu cộng đồng
thống nhất”.

Ở Tây Lạc Việt, các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc được ghi chép trong cổ sử

dần dà cũng được chứng minh bằng các khoa học hiện đại. Văn hóa Phùng
Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun v.v. có quan hệ mật thiết với sự ra đời và tồn tại
của nhà nước Văn Lang.

Trước thời Văn Lang, cư dân Cổ Lạc Việt dưới tác động của tính đồng nhất

văn hóa xuất phát từ điều kiện sinh thái đã sớm hình thành các tổ chức “tiền
nhà nước” (“pre state polity”, theo Đinh Gia Khánh [1993: 59]), và khi đến
giai đoạn Văn Lang thì cơ cấu tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, nhà nước đã đạt
trình độ của quốc gia đích thực. Chiêm Tế (1972) nói “Ở xã hội Lạc Việt thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.