xưa có ở hầu hết các tiểu vùng Lĩnh Nam đã dần phát triển thành tục thờ thần
Thành hoàng mang nhiều sắc thái Hán ở Tây Lạc Việt và Nam Việt.
2.2.3. Tổ chức đô thị
Vùng Lĩnh Nam khá khép kín hơn so với phần còn lại của Bách Việt ở bắc
Ngũ Lĩnh, cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông theo lối tự cấp–tự túc nên
không tạo nên các đô thị lớn. Các tiểu vùng Lĩnh Nam mang các đặc trưng loại
hình và bản chất văn hóa khác nhau cho nên các đô thị cổ chỉ sớm xuất hiện ở
hai tiểu vùng mang tính đồng nhất cao là Tây Lạc Việt và Nam Việt. Trong số
ấy phải kể các “thành” quân sự với quy mô lớn nhỏ khác nhau như Phong
Châu (di chỉ Phùng Nguyên, “9 vòng 9 dặm” theo Nam Việt Chí), Cổ Loa
,
Phiên Ngung (
番禺, thuộc Nam Việt)
cùng hàng loạt các trung tâm nhỏ lẻ khác (hình 2.4).
Thành Phiên Ngung thực sự sầm uất từ tk. II trCN trở đi, khi nhà Hán thực
hiện xong công cuộc chinh phục Lĩnh Nam, biến nó thành trung tâm trao đổi
hàng hóa Bắc – Nam, từng mệnh danh “nhất đại đô hội” theo Sử Ký và Hán
Thư.
Hiện tại có rất ít tư liệu bàn về thành Phong Châu dù có quan niệm cho rằng
vùng đất này từng là kinh đô của các vị vua Hùng trị vì Lạc Việt vào khoảng
tk.VII–tk.III trCN. Ngoài thành Phong Châu, Cổ Loa – còn gọi là Kiển thành
(Thành hình kén), cũng xuất hiện tương đối sớm. Nhiều nhà khảo cổ cho rằng
Cổ Loa là mô hình đô thị cổ tiêu biểu và đầu tiên ở tiểu vùng Tây Lạc Việt,
song nhiều bằng chứng khảo cổ học tại Phùng Nguyên (Phú Thọ) cho thấy tổ
chức đô thị tại đây đã hình thành muộn nhất vào thời đại văn hóa Phùng
Nguyên–đầu thời Đông Sơn [Jeremy H.C.S. Davidson 1979: 304-307]. Các
điểm cư trú Đông Sơn, Làng Cả, Hoàng Lý, Núi Sỏi, Làng Vạc v.v. đều có dấu
hiệu của những kẻ chợ ven sông (làng chợ), một kiểu “đô thị” sơ khai phù hợp
với kiểu tự nhiên lắm sông rạch, sình lầy và nghề nông nghiệp lúa nước men
sông [Chử Văn Tần 2003: 160-162]. Một trong những điều kiện tồn tại của
một đô thị cổ chính là sự quần cư với số lượng đông đúc cùng với các tổ chức
chợ giao thương, thì tại phức hợp văn hóa Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã
tìm thấy tất cả câu trả lời. Sự phong phú của các dụng cụ sinh hoạt, lao động và