VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 87

thôn làng Lĩnh Nam xưa. Với kiểu tổ chức như thế, các đặc trưng tính cộng
đồng và tính dân chủ là hai nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự trường tồn của lối
sống nông thôn.

Trong làng thường có nhà làng. Đó là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội

chung của làng, ví dụ nhà làng của người Việt, nhà lang người Choang, cầu
ngói
của người Đồng (hình 2.3) v.v.. Các xóm làng Lĩnh Nam xưa vận hành
theo hương ước riêng, dù đã trải qua suốt mấy ngàn năm lịch sử, song vẫn tồn
tại, góp phần làm cho Nho giáo bị khúc xạ mạnh mẽ khi truyền bá vào Lĩnh
Nam. Có lẽ đó là lý do Nho giáo đã phải bổ sung yếu tố thôn làng trong chủ
trương của mình: “tu thân, tề gia, hóa hương, trị quốc, bình thiên hạ” tại Lĩnh
Nam.

H.2.3. Cầu ngói dân tộc Đồng ở Quảng Tây Trung Quốc [www.51766.com]

Điểm khác biệt cơ bản giữa các tiểu vùng Lĩnh Nam có lẽ cũng xuất phát từ

điều kiện sinh thái và xã hội. Ma-lang, tức làng xóm, là tiêu biểu ở đồng bằng,
trong khi bản, bản-na là thôn bản của cư dân miền núi. Người Thái ở Vân
Nam hiện còn địa danh Tây Song Bản Nạp, Bản Nạp (=bản na). Các kiểu thôn
bản người Mông, người Dao, người Tày, người Nùng, người Đồng, người
Thủy đương đại có thể được xem như những dị bản theo thời gian của lối cư
trú nông thôn miền núi xưa. Tương tự, sự phát triển của xã hội các vùng đồng
bằng, nhất là ở hai tiểu vùng Tây Lạc Việt và Nam Việt, làm cho cấu trúc thôn
làng thay đổi nhiều hơn theo hướng mở rộng và hoàn thiện. Tục thờ ma làng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.