H.2.2. Thạp đồng Đào Thịnh với 4 cặp nam nữ giao phối
Theo Bùi Thiết [1999: 213], thời các vua Hùng đã rất phổ biến kiểu gia đình
một vợ – một chồng ”dựa trên quyền thống trị của người chồng”, với cơ sở là
các truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Chử Đồng
Tử – Tiên Dung cùng hàng trăm truyền thuyết khác của người Việt, Mường,
Tày, Nùng, Thái.. đều phản ánh thống nhất. Tuy nhiên, ý kiến này cần được
kiểm chứng rõ ràng hơn bởi lẽ không ai biết được đích xác các truyền thuyết
ấy xuất hiện từ lúc nào, các di vật khảo cổ không phản ánh đầy đủ đời sống gia
đình trong khi các ghi chép cổ sử Trung Hoa chưa thật khách quan.
So với văn hóa phương Bắc cùng thời kì, tổ chức gia đình – gia tộc người
Việt vùng Lĩnh Nam thiên về coi trọng vai trò nữ giới dù sớm bước vào chế độ
phụ hệ. Đây là sản phẩm của nền văn minh canh nông lâu đời, ở đó con người
luôn đặt kỳ vọng vào phồn sinh – gắn liền với nữ giới. Đặc trưng ấy có thể tìm
thấy trong tiếng Việt (cái luôn to và quan trọng hơn đực: sông cái, đường cái,
sinh con đẻ cái..), hình tượng người phụ nữ quyền uy trên các chuôi đao, kiếm
hay sự có mặt của những ngôi mộ phụ nữ có chôn vũ khí thời Đông Sơn, tín
ngưỡng thờ Mẫu khắp Lĩnh Nam, các tục ở rể, nam nữ tự do luyến ái trong văn
hóa Choang, Thủy, Bố Y, tục kết hội không chồng ở người Quảng Đông v.v.
(xem phần phong tục). Vai trò quan trọng của nữ giới còn thể hiện trong tục
giữ lửa truyền thống, vốn đã thực hiện từ thời nguyên sơ (như các phát hiện ở
các hang động ở Hòa Bình, Bắc Sơn [Bùi Thiết 1999: 82]), ban đầu có chức
năng giữ nguồn lửa để nấu nướng thức ăn và sưởi ấm, dần dà gắn thêm giá trị
biểu trưng cho hạnh phúc gia đình. Hiện tại, tập tục này còn lưu giữ ở phong