VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 84

Tây, Vân Nam còn lưu giữ tục này. Ở Bắc Việt Nam, mãi đến cuối tk. XX,
vùng Mỹ Hào (Hưng Yên) có các hiện tượng: (1) con gái lấy chữ đệm của tên
cha làm họ, con trai lấy họ cha; (2) đổi họ cho cả con trai – con gái; và (3) con
gái theo họ mẹ.

Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hinh [2004] còn cho thấy người Lạc Việt xưa

phân biệt thành phần thân tộc theo độ tuổi: Già và Trẻ. Ví dụ, đàn ông có hai
vợ, con cái gọi vợ đầu là Già, vợ sau là Trẻ. Dòng họ có hai anh em, vợ người
anh được gọi là Già, vợ người em là Trẻ v.v.. Điều này có thể chứng tỏ rằng dù
đặc trưng chính của quan hệ thân tộc thời xưa là chất bình đẳng, song không vì

thế mà không có tính tôn ti.

[44]

Ngoài các đặc trưng tính dân chủ, tính tôn ti, tổ chức gia đình–gia tộc người

Việt Lĩnh Nam xưa còn mang tính cộng đồng

[45]

. Tục nối dòng (tục nối nòi,

chuê-nuê,

收继婚 Thâu kế hôn) là một minh chứng. Cuốn Tam Quốc chí

viết: “hai huyện Mê Linh của Giao Chỉ và Đô Lung của Cửu Chân đều hễ anh
chết thì em lấy chị dâu. Đời đời lấy đó làm tập tục. Quan lại biết cũng không
cấm được” [Nguyễn Duy Hinh 2004: 434]. Hiện tại, một số tộc người thiểu số
ở nam Trung Hoa và Việt Nam còn giữ tập tục này.

H.2.1. Mô hình gia đình theo Tam tài [Kim Định 1999: 170]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.