2.2. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
Trong cấu trúc văn hóa mà chúng tôi áp dụng, chúng tôi dựa vào đối tượng
để tiếp tục phân Văn hóa tổ chức thành Văn hóa tổ chức đời sống tập thể (tổ
chức gia đình, gia tộc; tổ chức nông thôn; tổ chức đô thị và tổ chức nhà nước –
mục 2.2) và Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (tín ngưỡng, phong tục, lễ hội
và nghệ thuật – mục 2.3). Chính vì vậy, phần nội dung này chúng tôi chủ yếu
thông qua sử dụng sử liệu và cách tiếp cận sử-văn hóa để khảo sát các thành
tựu văn hóa Bách Việt ở Lĩnh Nam ở các bình diện tổ chức gia đình, gia tộc,
xóm làng, đô thị và quốc gia.
2.2.1. Tổ chức gia đình, gia tộc
Người Việt cổ ở Lĩnh Nam xưa coi gia đình là đơn vị cơ bản. Cổ sử Trung
Hoa ít nhiều có ghi chép về lối sống gia đình Bách Việt, song chủ yếu chỉ khảo
sát ở vùng Dương Tử. Chẳng hạn, cuốn Ngô Việt Xuân Thu đề cập sự kiện
“Câu Việt cùng vợ đến Ngô cung phục dịch”, “hai vợ chồng nằm gai nếm mật
để mong ngày quy quốc”, còn thiên Câu Tiễn Âm mưu phá Ngô truyện miêu
thuật sự kiện “Câu Tiễn lệnh cho bá tánh, “trai mạnh khỏe không lấy vợ già,
đàn ông lớn tuổi không lấy vợ trẻ. Con gái 17 tuổi chưa gả, bố mẹ bị tội; con
trai 20 tuổi chưa vợ, bố mẹ phải gánh tội” v.v.. So với vùng Ngô Việt, Lĩnh
Nam xưa có phần tĩnh lặng hơn, dù dấu ấn của lối sống gia đình đã xuất hiện
rất sớm. Hoa văn trên mặt trống đồng (nhà sàn Đông Sơn với bộ ba cha-mẹ-
con, ba con nai.. – hình 2.1) phần nào thể hiện mô hình gia đình hạt nhân [xem
thêm Trần Ngọc Thêm 2001: 122]. Các thần thoại hồng thủy–sáng thế của
người Lê (Hải Nam), người Choang, Thủy, Mao Nam (Quảng Tây, Quý Châu)
v.v. dù có thể xuất hiện muộn nhưng đều lấy mô típ hai anh em ruột (một nam
một nữ) đã nhờ trốn trong quả bầu (hồ lô) mà thoát nạn hồng thủy, sau phải lấy
nhau để nhân loại diễn sinh
.
Còn ở hai tiểu vùng Tây và Đông Lạc Việt, cuốn Hán Thư (Giáp Quyên Chi
Truyện) viết: “Dân Lạc Việt (vùng Chu Nhai), cha con cùng tắm trên cùng một
dòng sông..” (
骆越之人, 父子同川而浴..). Truyền thuyết sơn nữ cùng kết hôn
cùng chàng trai vượt biển từ đồng bằng sông Hồng sang sinh ra dân tộc Lê
(Hải Nam) v.v.. phảng phất yếu tố gia đình. Thêm vào đó, truyền thuyết Lạc