Long Quân-Âu Cơ của người Việt, Mường ở đồng bằng sông Hồng cũng phản
ánh thực tế đó.
Cuốn Sứ Giao Châu Thi tập của Trần Cương Trung (thời Nguyên) có nêu
một số trường hợp so sánh tên gọi các thành phần trong hệ thống thân tộc ở
Giao Châu với Trung Nguyên, trong đó nêu rõ người Việt xưa có cách gọi
riêng của mình. Điều này đủ để minh chứng cho mối quan hệ thân tộc cư dân
Việt cổ đã sớm định hình và phát triển trước khi tiếp nhận văn hóa Hán:
Bảng 2.2: Bảng đối chiếu các đại từ nhân xưng trong hệ thống gia đình hạt
nhân Việt Nam tk. XIII [Nguyễn Duy Hinh 2004: 426-427]
Theo Phạm Đức Dương [2000: 63], từ lúc cư dân Việt cổ chuyền từ vùng
trung du xuống khai thác đồng bằng châu thổ cũng là lúc mô hình gia đình lớn
nhiều thế hệ thuộc chế độ mẫu hệ bị giải thể và “vỡ vụn ra thành các gia đình
hạt nhân”. Cùng với sự gia tăng của nhu cầu sản xuất, chất mẫu hệ chuyển dần
sang phụ hệ.
Theo cuốn Tiền Hán Thư, vào tk. II trCN, toàn quận Giao Chỉ có 92.440 hộ
và 746.237 người, nhiều hơn tổng số dân 4 quận vùng Lưỡng Quảng (Hợp
Phố, Hải Nam, Uất Lâm, Thương Ngô) cộng lại (71.805 hộ và 390.555 người).
Hai quận Cửu Chân và Nhật Nam có 235.508 người. Điều này cho thấy cư dân
tập trung ở đồng bằng sông Hồng trù mật nhất, trung bình mỗi hộ gia đình có 8
nhân khẩu, trong khi vùng Bắc Trung Bộ mỗi hộ 4-5 nhân khẩu, vùng Lưỡng
Quảng cũng chỉ 5 người.
Người Việt xưa vốn không có họ, mà chỉ có tên (theo H. Maspero). Họ là
sản phẩm du nhập từ người Hán. Song, do chất bình đẳng dân chủ kiểu “cha
con cùng tắm trên một dòng sông” đã tạo điều kiện để hình thành tục “phụ tử
liên danh (cha con liên kết tên)” phổ biến ở một số nơi ở Lĩnh Nam [Nguyễn
Duy Hinh 2004; Tạ Thế Trung 2004]. Người Choang, người Hà Nhì ở Quảng