VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 86

tục của người Hmong, Dao và nhiều tộc người khác ở Lĩnh Nam [Eberhard
Wolfram 1968].

2.2.2. Tổ chức nông thôn

Đơn vị cư trú xóm làng cổ xưa ở Lĩnh Nam là ma-lang (

玛郎, Mã lang),

tương đương với be-lang trong văn hóa tộc người Naga ở Nagaland, Ấn Độ,
kalanhoặc kan-lan trong văn hóa Khmer, ka-lăn trong văn hóa Chăm. Ngày
nay, mô hình ma- lang biến thiên thành lan, lang hoặc lang-kan trong văn hóa

Thái và Choang

[46]

, lang hoặc làng trong văn hóa Lạc Việt v.v.. Tiếng Việt có

thành ngữ “nằm lang ngủ chạ”, “chung lang chung chạ” hoặc các từ kép nhà
lang, nhà làng, Quan Lang
(tên gọi con trai các vua Hùng). Theo Lê Văn Hảo
[1982: 73-74, 78-79], “chạ” là đơn vị cư trú dưới “kẻ”, vậy “lang” là cách nói
tắt của ngôi nhà chung ma-lang hoặc kan- lan. Theo đó, nhà lang là nơi thờ
thần, hội họp, xử kiện, nơi canh gác làng chạ, và là tiền thân của đình làng. Tên
gọi kalan hoặc kan-lan, ko-lan vốn xuất phát từ kiểu nhà sàn đặc trưng phương
Nam, tiếng Hán vẫn còn dùng (kan-lan,

干 栏 ). Ở đồng bằng sông Hồng,

ngoài làng ra còn có kẻ (tương ứng với thôn, làng), dưới kẻ là chạ [Bùi Thiết
1999: 150-1651; Kim Định 1999].

Làng Việt cổ ở Lĩnh Nam cũng như mô hình làng thường thấy ở Đông Nam

Á cổ được cho là xuất hiện rất sớm. Theo Phạm Đức Dương [2000: 65], làng
hình thành từ sự tổng hợp các mối quan hệ đan xen giữa các gia đình hạt nhân
và các cá nhân, tập thể xung quanh theo hai nguyên tắc là huyết thống và láng
giềng dưới tác động của nhu cầu công tác thủy lợi và bảo vệ thành quả lao
động. Các đơn vị gần nhau tiếp tục có xu hướng liên kết nhau thành các đơn vị
lớn hơn. Ở vùng trung du thì làng được gọi là bản. Nhiều bản lân cận liên kết
thành mường [Hoàng Hưng Cầu 2008], đơn vị có ở hầu hết các cộng đồng nói
tiếng Thái như Thái, Lào, Choang, Đồng, Mường. Đứng đầu mường là tù
trưởng, cư dân Thái gọi là Pò Khun, người Mường gọi là Lang Cun.

Mỗi một đơn vị làng cổ đều có luật tục riêng, có mô hình tổ chức đơn giản

gồm ba lực lượng là thủ lĩnh, những thành phần giúp việc cho thủ lĩnh dân
làng
. Hệ thống Hương tề trong văn hóa Việt Nam, chế độ thổ ty trong văn hóa
Choang, Tày, Nùng cùng những hình thức tổ chức phìa tạo trong văn hóa
Mông, Dao, Xá, Mường đều cho thấy nét tương đồng trong cơ chế tự quản của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.