[←3]
Ở đây tôi chỉ theo hàm nghĩa hiện tại của chữ văn hóa, văn minh, culture, civilisation, mà giải
thích, chứ không để ý đến ngữ nguyên của những chữ ấy, vì có nhiều chữ từ khi mới sinh ra
đến ngày nay đã trải qua nhiều lần biến nghĩa theo sự biến chuyển của sự vật, cho nên có khi
nghĩa ngày nay không còn quan hệ gì với ngữ nguyên nữa. Song cũng có nhiều lúc những cuộc
biến nghĩa không thể xóa mất hẳn quan hệ giữa nghĩa mới với ngữ nguyên, ví như « ca »
những
chữ ta bàn đây. Chúng ta thử xét ngữ nguyên mấy chữ ấy để so sánh với nghĩa hiện tại, tưởng
cũng có thú vị.
Chữ Culture, gốc ở chữ la-tinh « la culture », nghĩa là trồng trọt, cày cấy. Một đám đất hoang
được người ta trồng trọt, tức là được người ta gia nhân công vào mà
thành
đám đất có ích lợi
cho nhân sinh, cũng như con người đương ở trong trạng thái tự nhiên như động vật, được văn
hóa do nhân công sáng tạo đổi thành người trong nhân quần. Nghĩa chữ culture về phương diện
cá nhân cũng hợp với ngữ nguyên như thế.
Chữ Civilisation là gốc ở chữ la-tinh « civilis, civilitas » chỉ cái trạng thái sinh hoạt, văn vẻ, ưu
nhã của người thị dân, trái với cảnh sinh hoạt mộc mạc thô kịch của người nhà quê, cũng gần
với nghĩa chữ civilisation ngày nay chỉ trạng thái sinh hoạt của những dân tộc khai hóa trái với
trạng thái sinh hoạt chất phác thô bạo của những dân tộc mọi rợ. Về sau chữ civilisation nhân
sự tiến hóa của xã-hội mà vơ luôn vào cho mình tất cả những giá-trị tinh thần, rồi lần lần đến cả
các giá trị vật chất đã gây nên cái trạng thái sinh hoạt văn vẻ ấy rồi sự tiến bộ của học thuật và
khoa học cũng như kinh tế đã cho người ta nhận thấy rằng những dân tộc lạc hậu nhất cũng có
một hình thức civilisation. Vì thế mà người ta lại dùng chữ civilisation theo nghĩa rộng như chữ
culture ở trên.
Chữ
文化 theo nghĩa đen là hóa thành văn vẻ, cho khỏi chất phác, cũng như dùng nhân công
mà hóa cho người thoát khỏi trạng thái tự nhiên, tức hợp với ý nghĩa mới của chữ ấy.
Chữ
文明 là cái trạng thái sáng sủa của văn, của những sự nghiệp nhân vi, tức của văn hóa, tức
hợp với ý nghĩa của chữ ấy là một trạng thái khá cao của văn hóa.