DANH-TỪ ĐÔNG-NAM-Á
Danh-từ Đông-Nam-Á phổ-thông gần đây ở thế-giới, nhất là từ sau
thế-chiến thứ II là một danh-từ nặng về ý-nghĩa chính-trị kinh-tế hơn là ý-
nghĩa văn-hóa. Như thế vì nhiều lẽ. Lý-do thứ nhất là vì đấy là những đất
thuộc-địa cũ của các cường-quốc Âu-Tây, nhân-dân còn lạc-hậu đối với tổ-
chức xã-hội tối-tân, lại tương-đối còn thưa, và là một kho nguyên-liệu chưa
khai-thác, khá phong-phú.
Lý-do thứ hai là vị-trí địa-lý ớ chính đầu mối giao-thông giữa Đông-
Tây và thế-giới, lại là một yếu-điểm chiến-lược có thể làm lệch thế quân-
bình của thế-giới.
Lý-do thứ ba là vì, so với Ấn-Độ và Trung-Hoa, khu-vực Đông-Nam-
Á không phải nơi sáng-tạo ra một nền văn-hóa cổ-kính độc-đáo, mà chỉ là
thâu-thái ảnh-hưởng văn-hóa của Ấn-độ và Trung-Hoa. Nhưng nếu tinh-
thần đồng-hóa không phải là một đặc-tính sáng-tạo, thì chính văn-hóa
Trung-Hoa hay văn-hóa Ấn-Độ hiện nay cũng chẳng còn đức-tính sáng-tạo
đầu tiên của xã hội Hạ, Thương hay của xã-hội A-li-an (Aryen) thuần-túy
nguyên-thủy nữa. Cái đáng quí, đáng-phục của văn-hóa Trung-Hoa hay
văn-hóa Ấn-Độ ngày nay chính là ở cái khả-năng đồng-hóa được với văn-
hóa Bách-Việt miền Nam-Hoa hay là với văn-hóa Dravidien miền Nam-Ấn.
Vậy khả-năng đồng-hóa để tái-tạo, để sinh-tồn tùy theo hoàn-cảnh địa-lý
khí-hậu chính cũng là một đặc-tính văn-hóa của nhân-loại, chẳng kém gì
cái khả-năng sáng-tạo đầu-tiên vậy.
Thực vậy, khu-vực Đông-Nam-Á sẵn mang ở bản-thân nó về phương-
diện địa-lý tính-cách phức-tạp, sai-thù, gián-đoạn của những hải-đảo hay
bán-đảo, khác hẳn với tính-cách lục-địa của Trung-Hoa, Mông-cổ hay Ấn-
Độ, Ba-Tư. Nếu địa-lý ở đâu cũng vẫn quyết-định khuynh-hướng cho nhân-
văn thì nhân-văn Đông-Nam-Á là nhân-văn hải-đảo, chắc hẳn là khác-biệt
với nhân-văn của lục-địa vậy.