- Chúng tôi là Phạm Trọng Yêm và Dương Thanh đây.
Địch Thanh nói:
- Vậy tôi không rõ, xin hai vị miễn chấp.
Nói rồi liền lấy ra hai phong thơ, trong cho Phạm Trọng Yêm và nói:
- Thơ này là thơ của Bao thị chế khiến tôi trao lại cho ngài.
Địch Thanh lại lấy ra một phong thơ trao cho Dương Thanh và nói:
- Hàng thượng thơ khiến tôi trao cho Dương tướng quân một phong thơ
này.
Dương Thanh liền nhận thơ bỏ vào túi, còn Phạm Trọng Yêm hỏi Địch
Thanh:
- Vậy chinh y ngài đem đến đây chưa?
Địch Thanh nói:
- Đem đến rồi, song còn để tại Đại Lang sơn. Vì bị quân cường đạo cướp
hết mà giải qua Đại Lang sơn rồi.
Phạm Trọng Yêm nói:
- Nói vậy ngài đành bó tay chịu tội rồi sao?
Dương Thanh nói:
- Trễ nải một ngày hay nửa ngày còn còn có thể can gián được, còn để mất
chinh y thì chúng tôi không biết kế chi để cứu ngài.
Lời bàn:
Kỷ luật nghiêm khắc chỉ là hình thức để trừng trị những kẻ có tình làm sai,
phá rối kỷ cương của trật tự xã hội. Nhưng nó lại là con dao hai lưỡi để
những kẻ gian mạnh lợi dụng nó mà phá rồi trật tự, làm mất lẽ công bằng.
Dương Tôn Bảo nắm quyền nguyên soái, quyền uy trong tay mà chỉ biết có
kỷ luật cứng rắn, không hề để ý những hoàn cảnh khách quan xảy đến cho
mỗi sự việc, thì đó cũng là một nhược điểm đáng suy gẫm cho những kẻ
đang nắm quyền uy đối với thuộc hạ. Sự việc trong đời không phải lúc này
cũng bất di bất dịch như ý muốn của mình. Kỷ luật khi nó nằm trong lẽ
phải, tức là nằm trong thực tế của sự việc thì kỷ luật ấy mới là cơ bản ưu tú
để răn đời. Còn chỉ dùng nó như một tảng đá, thì đó là lợi khí của những kẻ