mà thưa rằng:
- Thiếp là Y thị, tên Trịnh nương, vợ Trầm Quốc Thanh đang làm Ngự sử.
Bao Công hỏi:
- Nếu nàng là vợ Trầm Ngự sử thì cũng là một vị phu nhân, vậy xin phu
nhân đứng dậy mà thuật hết các việc của Trầm Quốc Thanh cho Bao Công
nghe.
Phu nhơn thưa:
- Vì chồng của thiếp trước đây không nghe lời can gián của thiếp, nên thiếp
tức mình mà tự vận, thiếp đâu dám trách ai. Chỉ vì thân thiếp hiện đem lấp
trong vũng bùn, mà phần thiếp chưa mãn, nên Diêm vương cho thiếp đến
đây kêu oan.
Bao Công khen:
- Phu nhân là bổn phận đàn bà mà còn biết ngay vua thương tướng như vậy,
thật là đáng bậc hiền triết phu nhân.
Nói rồi liền hỏi Y thị rằng:
- Vậy thi thể phu nhân hiện giờ còn ở nơi dinh Trần Ngự sử chăng?
Phu nhân nói:
- Thân thể hiện giờ còn ở tại sau vườn, bên trên có phủ lá cây và cỏ.
Bao Công nghe nói nổi giận mắng:
- Nói vậy Trầm Ngự sử thật là người tàn nhẫn, vợ mình làm đến bậc cao
mạng phu nhân mà chết không có quan quách, lại hùa theo bọn nịnh thần
làm cáo trạng giả mà hại kẻ tôi trung. Vậy thì phu nhân hãy trở về kinh sư
đi, đặng ta về trào lập tức toan tính việc ấy cho.
Phu nhân nghe nói lạy tạ rồi riu ríu ra đi.
Còn Bao Công thì tỉnh dậy nghĩ thầm:
- Giống như chiêm bao mà không phải chiêm bao. Đây là việc hiển hiện
của hồn oan tố cáo kẻ gây tội. Như vậy nàng chết đã hai ngày đêm rồi, nếu
ta về kịp thì nàng có thể hoàn hồn được, vì thân thể chưa bị hủy hoại.
Lời bàn.
Theo quan niệm Đông phương, con người chết sống có định mệnh. Nếu