hạ về xem thử thế nào đã rồi sẽ tẩm liệm.
Lý Thái Hậu nói:
- Vậy Hoàng nhi hãy nghĩ tình Tiên đế mà làm theo lễ an táng nơi Hoàng
lăng.
Thiên Tử nói:
- Việc ấy không được đâu. Tuy Lưu Thái Hậu là người nguyên phối phối
của Tiên đế mặc lòng, song làm đến tội ấy cũng không thua gì Võ Hậu đời
Đường, vì cũng có lòng muốn làm tuyệt dòng nhà Tống. Nếu bây giờ còn
an táng nơi Hoàng lăng e khi con cũng bị tội với Tiên đế nữa. Thôi, con
cũng cho lấy lễ mà tẩm liệm, nhưng không được chôn vào Hoàng lăng.
Thái Hậu thấy Thiên Tử nói như vậy thì làm thinh, không nói gì nữa.
Địch Thái Hậu nói:
- Việc ấy tuy cũng có công, song lấy theo quốc pháp thì cũng không khỏi
tội khi quân. Nay nương nương cùng Thánh Thượng rộng lòng không định
tội là may, xin chớ nói đến công ơn nữa.
Lý Thái Hậu nói:
- Tuy hiền tẩu nói như vậy, song theo ý tôi xét thí chẳng có tội chi cả.
Nói vừa dứt thì Thiên Tử đến cung mà triều bái Địch Thái Hậu. Kế đó
Dư Thái Quân cũng đến chầu Lý Thái Hậu nữa.
Lý Thái Hậu truyền dọn tiệc thết đãi. Ăn uống xong đến chiều tối mới về.
Hôm sau, Thiên Tử lâm trào hỏi Bao Công:
- Khấu cung nữ có lòng nhân ái, vì cứu trẫm mà phải liều mình như vậy,
còn Trần Lâm thì cũng có công cứu chúa, song một đáng mất, một đáng
còn, hai đàng đều có ơn rất nặng theo ý khanh tưởng phải phong thưởng
bậc chi cho xứng ?
Bao Công tâu:
- Khấu cung nữ công cán rất lớn, xin Bệ hạ gián chỉ mà di táng linh cữu nơi
Hoàng lăng, rồi truy phong Thiên Phi nguyên mẫu, lập miếu mà phụng thờ.
Còn Trần Lâm có lòng trung nghĩa xin Bệ hạ phong đến tước công, rồi cho
an nhàn dưỡng lão, sống thì hưởng lộc triều đình, chết thì đem tên vào Thái
miếu. Còn Quách Hoè có lòng độc ác, bày mưu sâu kế độc thì phải chịu tội
rút ruột, cắt lưỡi và phân thây.