VỀ TRONG MƯA BÃO - Trang 136

- Chú liều lĩnh đấy.

Bác Nham ào đi:

- Không hề liều lĩnh. Đất làng Thị chứ không phải đất làng Cao. Cả

làng sẽ ủng hộ anh. Cả làng đứng về phía anh. Không một ai dám động
chạm đến vong linh một con người vẻ vang như cụ Tuần. Chính nơi ấy cụ
đã đổ một phần máu của mình.

Họ cắt ngang câu chuyện vì người đang kéo đến.

Nếu như coi xóm Cửa Đình là cái tai của làng Thị thì cánh đồng Mạn

Điền như một vùng lõm nằm sâu vào hậu phương của cánh đồng Kim
Trang và làng Cao. Cụ Tuần vẫn kể lại là từ ngày xửa ngày xưa, nghĩa là
thuở cụ còn bé tí và các bậc bô lão trong làng nói lại rằng Mạn Điền thực
chất là một khu sình lầy hoang hóa. Rắn nhiều vô kể. Chim muông kéo
nhau về hàng đàn hàng lũ. Dân làng Cao, làng Thị và Kim Trang đều không
ai nghĩ đến vùng ấy sẽ trở thành đất đai canh tác. Một bậc hào mục trong
làng Thị tên là Lý Văn Dền đã bỏ tiền bỏ của ra khai thác cánh đồng Mạn
Điền. Người con táo bạo ấy của làng Thị cho đào con ngòi thẳng từ cổng
Cửa Đình đoạn gần cây đa Cầu Kết ven theo chân làng sát cổng Cầu Sung,
qua nổ tát Ao Phe, qua Lò Gạch tới chân chùa Dền khi ấy còn chưa có tên
như vậy. Con ngòi làm nhiệm vụ tiêu nước mùa mưa và cung cấp nước mùa
khô. Thời đánh Pháp nó là hào vận động chiến đấu nổi tiếng của du kích
làng Thị.

Phải mất bao nhiêu năm để có cánh đồng Mạn Điền thì không một ai

nhớ nữa, chỉ biết rằng con ngòi kia hình thành và cánh đồng bắt đầu được
cày xới thì ông Lý Văn Dền phải bỏ đi biệt tăm vì bị kiện tụng và sạt
nghiệp. Hai gia đình có người chết vì rắn cắn quá trình khai phá cánh đồng
đã đệ đơn đến tận triều đình. Nhà vua ra trát gọi. Ông hoảng quá bỏ trốn.
Nhà vua liền triệu hai người vợ và bảy đứa con ông về kinh trị tội. Cái gia
đình ấy không còn dấu tích, nhưng di sản về công sức của họ còn lại là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.