người ta quen với cái tự do tồn tại trong thế giới điên rồ, và kết quả là trở
thành kẻ khó bảo. Anh ta đã không còn phải nhận trách nhiệm về mình, đâu
tranh giành giật từng miếng ăn, bận tâm đến những thứ cứ lặp đi lặp lại đến
phát chán. Anh ta có thể ngắm một bức tranh đến hàng tiếng đồng hồ hay
vẽ những hình thù kỳ quặc nhất. Ở đây, người ta dung thứ cho mọi biểu
hiện như thế, vì cho rằng, chúng là những việc làm vô thưởng vô phạt của
một người mắc bệnh tâm thần.
Như chính Zedka cũng có thể thấy rõ, tình trạng của phần lớn các bệnh
nhân khá lên trông thấy khi họ vừa mới nhập viện thôi. Bởi họ không còn
phải che giấu các triệu chứng của mình nữa, và cáci không khí “gia đình”
giúp họ chấp nhận các cơn loạn thần kinh điên khùng của mình.
Mới đầu, Zedka cũng thấy mê Villete, và chị đã nghĩ đến việc khỏi bệnh
một cái là sẽ nhập vào hội Huynh Đệ ngay. Nhưng rồi chị đã có một ý nghĩ
rất khôn ngoan rằng, ngay cả khi đã ra khỏi những bức tường của nhà
thương, chị vẫn có thể tiếp tục làm mọi việc mình muốn, bất chấp những
gian khó của cuộc sống thường nhật. Như có ai đó đã từng nói, chỉ cần giữ
được “sự điên rồ cho phép” là đủ. Khóc lóc, lo âu, giận dữ như bất cứ một
người bình thường nào, đồng thời đừng quên rằng, ở đó, ở trên cao ấy, linh
hồn của ta đang cười nhạo hết thảy toàn bộ cái sự nhặng xì ngầu vô nghĩa
ấy.
Chị sắp sửa về nhà, với con với chồng. Ở phương diện này, cuộc sống cũng
có sự hấp dẫn của nó. Tất nhiên, chị sẽ rất khó tìm việc, bởi trong một cái
thành phố bé như Ljubljana này, những chuyện đồn thổi lan đi rất nhanh và
có nhiều người biết chị ở Villete ra. Nhưng chồng chị đi làm cũng kiếm đủ
để nuôi gia đình, và chị có thể dùng thời gian rỗi để tiếp tục các chuyến
thiên du của mình mà không cần đến tác động nguy hại của insulin.
Nhưng chỉ có một điều mà Zedka không muốn lại phải chịu đựng trong
cuộc sống của mình, đó chính là cái nguyên nhân khiến chị phải vào nằm ở