Hà Bình Nhưỡng
Vị Chuẩn tướng cận thần
"Thầy lang" ẩn tích
Các đồng chí lãnh đạo trong Ban binh vận của Trung ương Cục đều rất
mừng và quan tâm đến cái “tín hiệu” từ đám tang ở Phú Phong. Từ “tín
hiệu” này, lãnh đạo Ban nhất trí: “Nguyễn Hữu Hạnh là người có thể để ta
“bắt mối” xây dựng cơ sở, nhưng trước hết phải hiểu rõ và tìm gặp được
ông Tám “vô tư”...”
Việc này, Bẩy Lương đã được hỗ trợ tối đa. Không chỉ có các cơ sở nội
thành Sài Gòn – Gia Định của đồng chí Sáu Vũ. Các cơ sở binh vận ở tất cả
các tỉnh lân cận và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều được lệnh của Ban
cùng tìm hiểu, phát hiện. Thuận lợi nữa, đồng chí Tư Chí trong lãnh đạo
của Ban đã biết Tám “vô tư” khi cùng hoạt động ở Mỹ Tho. Đó là một cán
bộ, Đảng viên rất trung kiên đã ra tù, vào khám của ngụy nhiều lần như
đồng chí đã biết về ông Tám trước đây. Tuy nhiên, do lâu ngày đồng chí Tư
Chí chưa gặp lại nên vẫn cần phải thẩm tra, nhưng Bẩy Lương vẫn tin rằng
đây sẽ là một “đầu mối” đáng tin cậy. Chỉ mong sao bằng “tai mắt” của cả
tập thể đã từng dầy dạn kinh nghiệm hoạt động bí mật sẽ sớm tìm thấy
người bác họ này của Hạnh.
Điều mong mỏi ấy của Bẩy Lương, một tuần sau đã thành hiện thực. Không
phải đâu xa, chính Z5, một cơ sở ở ngay trong nội thành Sài Gòn, người
cùng quê và biết rõ lai lịch và thành tích hoạt động của ông Tám Thành đã
phát hiện thấy ông. Ông Tám cũng đang ở ngay trong Sài Gòn. Qua thẩm
tra, Z5 biết được đồng chí Tám “vô tư” vẫn đang tiếp tục hoạt động Cách
mạng, nhưng ẩn tích dưới danh nghĩa là một “thầy lang” coi mạch, bốc
thuốc gia truyền khá tín nhiệm.
Theo nguyên tắc hoạt động, Bẩy Lương không được trực tiếp gặp Z5.
Nhưng qua đồng chí Sáu Vũ đã nghe Z5 báo cáo, anh đã biết rõ không chỉ
có lai lịch của “thầy lang” này mà còn được biết nhiều chuyện cả về mối
quan hệ giữa ông Tám và Đại tá Nguyễn Hữu Hạnh.
Ông Tám Thành là bác họ bên bà nội Nguyễn Hữu Hạnh, hơn Hạnh khoảng