VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 575

hóa, hay “văn hóa xã hội” như cách gọi của họ, đã làm cho miền nam nước
Ý nghèo như thế nào. Tìm đọc về cách thức sử dụng khái niệm văn hóa của
các nhà kinh tế trong khảo sát của Guiso, Sapienza và Zingales (2006).
Tabellini (2010) xem xét mối tương quan giữa mức độ tin cậy lẫn nhau của
người dân Tây Âu và mức thu nhập trên đầu người hàng năm. Nunn và
Wantchekon (2010) cho thấy tình trạng thiếu tin cậy và nguồn vốn xã hội ở
châu Phi tương quan như thế nào với cường độ mua bán nô lệ trong lịch sử.

Lịch sử Kongo được trình bày trong nghiên cứu của Hilton (1985) và

Thornton (1983). Về sự trì trệ lịch sử của công nghệ châu Phi, tìm đọc
nghiên cứu của Goody (1971), Law (1980), và Austen và Headrick (1983).

Định nghĩa về kinh tế học theo đề xuất của Robbins được lấy từ

nghiên cứu của Robbins (1935), trang 16.

Trích dẫn từ Abba Lerner được lấy từ nghiên cứu của Lerner (1972)

trang 259. Ý tưởng cho rằng tình trạng thiếu hiểu biết giải thích cho sự phát
triển tương đối thể hiện ngầm ẩn trong nhiều phân tích kinh tế về sự phát
triển kinh tế và cải cách chính sách: ví dụ như nghiên cứu của Williamson
(1990); Perkins, Radelet và Lindauer (2006); và Aghion và Howitt (2009).
Một phiên bản đầy sức thuyết phục gần đây của quan niệm này được triển
khai trong nghiên cứu của Banerjee và Duflo (2011).

Acemoğlu, Johnson và Robinson (2001, 2002) trình bày phân tích

thống kê về vai trò tương đối của thể chế, địa lý và văn hóa, cho thấy rằng
các thể chế chiếm ưu thế hơn so với hai yếu tố còn lại trong việc giải thích
sự khác biệt về thu nhập trên đầu người ngày nay.

CHƯƠNG 3: TẠO RA THỊNH VƯỢNG VÀ ĐÓI
NGHÈO

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.