VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 578

CHƯƠNG 4: NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ VÀ
NHỮNG THỜI ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH

Benedictow (2004) trình bày tổng quan định nghĩa về Nạn dịch hạch,

cho dù đánh giá của ông về số người tử vong trong nạn dịch vẫn gây nhiều
tranh cãi. Trích dẫn từ Boccaccio và Ralph xứ Shrewsbury được lấy từ
nghiên cứu của Horrox (1994). Hatcher (2008) giải thích một cách thuyết
phục về việc đề phòng và sự xuất hiện nạn dịch ở Anh. Nội dung Luật Lao
động có sẵn trực tuyến từ Dự án Avalon, trên trang
avalon.law.yale.edu/medieval/statlab.asp.

Các nghiên cứu căn bản về tác động của Nạn dịch hạch đối với sự

phân hóa của Đông và Tây Âu bao gồm nghiên cứu của North và Thomas
(1973) và đặc biệt là của Brenner (1976), phân tích tác động của phân phối
quyền lực chính trị ban đầu đối với hậu quả của nạn dịch đã ảnh hưởng
mạnh đến tư duy của chúng tôi. Tìm đọc nghiên cứu của DuPlessis (1997)
về Thời kỳ Nông nô thứ hai ở Đông Âu. Conning (2010), và Acemoğlu và
Wolitzky (2011) đã triển khai luận điểm của Brenner. Trích dẫn từ James
Watt được lấy từ nghiên cứu của Robinson (1964), trang 223-24.

Trong nghiên cứu của Acemoğlu, Johnson và Robinson (2005a), đầu

tiên chúng tôi trình bày lập luận rằng chính sự tương tác giữa hoạt động
thương mại Đại Tây Dương và các khác biệt thể chế ban đầu đã dẫn đến sự
phân hóa thể chế ở nước Anh rồi cuối cùng dẫn đến cuộc Cách mạng công
nghiệp. Khái niệm về quy luật sắt của thể chế chính trị đầu sỏ là của
Michels (1962). Khái niệm về thời điểm quan trọng là do Lipset và Rokkan
(1967) triển khai lần đầu tiên.

Về vai trò của thể chế trong sự phát triển dài hạn của Đế chế Ottoman,

các nghiên cứu nền tảng là của Owen (1981), Owen và Pamuk (1999) và
Pamuk (2006).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.