VÌ SAO HỌ THÀNH CÔNG - TẬP 1 - Trang 24

nhiều kinh nghiệm với loại máy IBM 650, tiền thân của những chiếc máy vi tính cá nhân ngày
nay.

Sau đó, đam mê chu du đây đó trỗi dậy trong tôi, tôi quyết định nghỉ việc ở IBM và đi du lịch

vòng quanh châu Âu với hai người bạn. Vậy mà thần may mắn vẫn không từ bỏ tôi, một lãnh

đạo cao cấp của IBM đã nghe một bài diễn văn do tôi trình bày trước công ty sau khi T.J.

Watson, Tổng giám đốc, mất. Ông gọi cho mẹ tôi và bảo rằng ông sẽ tuyển lại tôi khi tôi trở về,

khỏi phải nói cũng biết mẹ tôi cảm thấy nhẹ nhõm thế nào.

Năm 1957, trong nỗ lực đầu tiên của Chính phủ Mỹ cho chương trình chinh phục không gian,

hàng chục người chúng tôi lao vào lập trình phóng những tên lửa, đầu tiên là không người lái,

sau đó có chở theo một số sinh vật, và cuối cùng là có người lái. Lúc đầu dường như Buck

Rogers của Mỹ có phần lấn lướt nhưng ngay sau đó phi thuyền Sputnik của Liên Xô được phóng

lên. Cuộc chạy đua bắt đầu và chương trình không gian của Mỹ cất cánh. Thật tuyệt vời khi bạn

đã từng là một trong những người lập trình và phân tích hệ thống đầu tiên của IBM vào thời kỳ

sơ khai đó. Tôi thật sự trưởng thành khi làm việc cho chương trình không gian này.

Vào năm 25 tuổi tôi đi Bermuda để làm điều phối viên của chi nhánh IBM tại đó. Tôi sống ở

Bermuda nhiều năm liền, làm việc cật lực và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Vào

giữa những năm 60 tôi có nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến ở IBM, đồng thời cũng tham

gia chương trình có tên gọi là Thực tập sinh Nhà Trắng. Đó là một chính sách của chính phủ

nhằm tìm kiếm những người trẻ tuổi, thành đạt để giao cho những trọng trách trong thời gian

một năm tại Nhà Trắng. Khoảng thời gian công tác ngắn ngủi đó đã mang lại cho tôi một cái

nhìn cận cảnh về sự phức tạp trong việc quản lý và điều hành đất nước. Ở đây, tôi cũng được

nhiều người quý trọng. Cho tới giờ, tôi vẫn còn liên lạc với Ngoại trưởng John Gardner, Ngoại

trưởng Robert Wood, và nhiều bạn bè thực tập sinh khác ở Nhà Trắng.

Khi thời hạn phục vụ tại Nhà Trắng của tôi kết thúc vào tháng 9 năm 1967, Thomas Watson Jr.

mời tôi ăn tối tại Washington và đề nghị tôi làm một trong những trợ lý hành chánh trong văn

phòng của ông. Tôi nhận lời. Các trợ lý của Thomas Watson đều là những người hết sức dễ

thương nhưng được ví như những quả ngư lôi sẵn sàng xuyên phá mọi bức tường. Vào ngày tôi

bước vào tòa nhà Armonk, một đồng sự ra đón tôi đã nói: “Tôi luôn muốn biết một “nữ ngư

lôi” sẽ hoạt động như thế nào”. Đó là khoảng thời gian rất thú vị: nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ

chức của IBM được thực hiện và đó cũng là giai đoạn trưởng thành vượt bậc của bản thân tôi.

Sau đó tôi được đề cử vào chức Phó Chủ tịch IBM, phụ trách thông tin liên lạc và đối ngoại với

các cơ quan chính phủ. Thử thách lớn nhất là tôi phải theo đuổi và giải quyết những tranh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.