VÌ SAO HỌ THÀNH CÔNG - TẬP 1 - Trang 8

Tôi bắt đầu sự nghiệp bằng công việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, đó là một công việc không
dễ dàng nhưng có nhiều thú vị. Nó cho tôi cơ hội áp dụng những kiến thức tổ chức quản lý kinh

doanh cùng các mô hình trực tuyến - chức năng vào thực tế với các đại diện thương mại của

IBM, những người luôn phải phân tích thông tin và giải quyết khiếu nại của khách hàng một

cách hiệu quả nhất. Nhờ nhiệt huyết và hết lòng với công việc, tôi liên tục được đề bạt lên

những vị trí cao hơn. IBM phát triển nhanh đến mức không bao lâu sau tôi trở thành trợ lý
giám đốc chi nhánh San Francisco và được đề cử làm giám đốc chi nhánh Chicago. Một năm

sau tôi trở về làm giám đốc khu vực ở San Franciso. Tôi may mắn được làm việc với Bud

Kocher, một trợ lý giám đốc chi nhánh trẻ, đầy tài năng, với Bill McWhirter, một giám đốc giỏi

của chi nhánh San Francisco. Chính hai người này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự

thành đạt của tôi.

Khi trở lại San Francisco, tôi được giữ chức giám đốc khu vực vùng duyên hải Thái Bình Dương

kéo dài từ Colorado đến tận Hawaii. Về mặt địa lý, đó là vùng đất tốt nhất nước Mỹ. Vào năm

1958, tất cả các bộ phận thương mại của IBM đều không đạt doanh số, trừ khu vực tôi phụ

trách. Lý do là chúng tôi đã có những văn phòng thương mại tuyệt vời và những giám đốc chi

nhánh tài ba. Lúc đó tôi, Bud Kocher cũng như các giám đốc trẻ tuổi khác được gọi là những

người cầm trịch. Tuy nhiên, vì là người quản lý khu vực duy nhất bên bờ Thái Bình Dương đạt

được sản lượng vào năm đó nên tôi được công ty chú ý khá nhiều. Bob Hubner, giám đốc kinh

doanh xuất sắc của IBM muốn tạo điều kiện để tôi tiến xa hơn nữa. Sau hai ba lần thoái thác

Bob, cuối cùng chúng tôi dọn sang bờ Đông. Tôi bắt đầu ra vào tòa nhà 590 Đại lộ Madison

(Văn phòng chính của IBM tại Manhattan) và tòa nhà Armonk (Văn phòng quốc tế của IBM ở

New York). Gia đình chúng tôi đã sống ở New York lâu hơn bất kỳ nơi nào khác. Dù đôi lúc

chúng tôi cũng lo lắng về việc học hành và cuộc sống của bọn trẻ nhưng rồi mọi chuyện cũng

tốt đẹp.

Kiến thức về kinh doanh ở trường đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp của tôi ở IBM.

Trước tiên, đó là nhờ tôi nắm khá rõ các khái niệm kinh doanh hiện đại trong khi nhiều công ty

thời đó hoạt động chỉ dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu. Thứ đến là nhờ tiếng tăm của trường

Stanford. Vào thời đó, chẳng mấy ai thích vào trường kinh doanh nên tôi có phần được chú ý

hơn so với những mảnh bằng B.S. hoặc B. A. (B.S: Bachelor of Science - Bằng Cử nhân khoa học;

B. A: Bachelor of Arts - Bằng Cử nhân văn chương).

Tôi rời IBM vào cuối năm 1980, trước khi những chiếc máy vi tính cá nhân ra đời. Tôi khởi sự

dự án chế tạo máy vi tính cá nhân của mình từ trước lúc nghỉ hưu nhưng phải một năm sau

việc sản xuất mới đạt đến đỉnh cao. Cho đến bây giờ, tôi không hề hối tiếc khi đề cử John Opel

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.