Nhưng tôi quyết không dừng lại ở đó. Ngay giờ giải lao sau, tôi gặp
anh Volodia và kể cho anh nghe mọi chuyện.
Anh nói:
- Anh sẽ nói với các bạn, để các bạn ấy làm số mới nhanh hơn và treo
lời hứa của cả hai đứa lên. Trường sắp họp sơ kết về kết quả học tập, và
như thế bài viết của các em là rất đúng lúc.
- Thế không thể xé tranh biếm ngay và dán bài của chúng em lên chỗ
trống đó ạ? – tôi hỏi.
- Làm như thế không đúng, em ạ.
- Thế sao lần đầu tiên anh làm được?
- À, lần trước các bạn đã tin là em sẽ sửa chữa, nên cho em một ngoại
lệ. Nhưng không phải là lần nào cũng có thể làm hỏng tờ báo. Bởi tất cả các
số báo tường của chúng ta đều được lưu giữ. Căn cứ vào các số báo ta có
thể biết được tập thể lớp đã làm việc như thế nào. Có thể, sau này khi lớn
lên, ai đó trong số các em sẽ trở thành một nghệ nhân nổi tiếng, hay một
nhà bác học uyên bác, một nhà phát minh, một phi công hay một học giả.
Lúc ấy, người ta cũng sẽ xem lại những số báo tường để biết ngày còn nhỏ
ông ta đã học tập như thế nào.
“Thế cơ đấy! – Tôi nghĩ bụng. - Giả sử khi lớn lên tôi trở thành một
nhà du hành nổi tiếng, hay một phi công dũng cảm thì sao nhỉ? (Tôi mơ
ước trở thành phi công hoặc nhà du hành từ lâu nay rồi). Có ai đó bỗng tìm
thấy những tờ báo tường cũ này và bảo: “Ê này, các bạn ơi, ngày xưa ông
ấy bị điểm hai này!”
Chỉ vì viễn cảnh ấy mà tôi cảm thấy buồn không thể tả suốt cả tiếng
đồng hồ, và tôi thôi không tranh luận với anh Volodia nữa. Mãi tôi mới
nguôi đi đôi chút và quyết định, thôi được, từ giờ đến lúc tôi lớn thì có khi