VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 11

10

bé có khi méo xệch vì những thủ thuật trong lúc sinh sản, nhưng cũng chỉ vài ba
hôm sau đã bình thường trở lại. Ngay lúc mới chào đời có bé đã bú gió chùn chụt
rồi! Nếu ta dí ngón tay gần môi bé, bé nút ngay.

Bụng bé hơi lớn hơn ngực, ở giữa lủng lẳng một cuống rún mới cắt được băng

chặt. Cuống rún này sẽ rụng đi vào ngày thứ 5, có khi trể hơn đến ngày thứ 10 hay
15 cũng chẳng sao. Người ta bảo những trẻ có rún rụng trễ lì lắm, không biết có
đúng không?

Bé có thể là trai, có thể là gái. Nhưng dù là trai hay gái rồi

thì ta cũng sẽ yêu thương bé như nhau. Bé đầu lòng mà là gái
thì... dễ làm ăn, còn là trai thì... chắc bụng! Bé trai thường có
tinh hoàn và bìu dái sưng to và bé gái thì âm hộ dày lớn, có khi
xuất huyết chút đỉnh ở âm hộ nữa. Cả hai – trai và gái thường
có vú sưng lớn, có khi rịn ra chút sữa... non! Tất cả những điều
“kỳ cục” này đều là bình thường. Chẳng qua vì số lượng kích
tố của người mẹ còn lại trong cơ thể bé gây ra những hiện
tượng đó.

Thường thường vào ngày thứ ba, bé bị vàng da. Sự vàng da này gọi là vàng da

sinh lý, nghĩa là vàng da bình thường. Không phải bệnh tật gì cả. Cứ 4 trẻ sơ sinh
thì người ta thấy có 2 hoặc 3 đứa bị chứng vàng da này. Lý do là vì có sự hủy hoại
số lượng hồng cầu thặng dư cho thích hợp với đời sống mới và phần khác cũng do
gan bé còn non yếu. Chứng vàng da sinh lý này chỉ xuất hiện vào ngày thứ 3 tức 36
– 48 giờ sau khi sinh – và vàng không sậm lắm, không cần chữa trị gì cả cũng tự
nhiên khỏi trong vòng một vài tuần lễ (xem Bé Vàng Da)

Trong vài ngày sau, bé đi tiêu ra một thứ phân nâu đen, hơi nhờn, gọi là “cứt su”

(méconium). Đến ngày thứ ba phân bé mới vàng bình thường và trung bình mỗi
ngày đi 3, 4 lần. Nếu bé không đi tiêu ra phân đen thì có thể bé đã mắc một chứng
bệnh nào đó hoặc có thể bé... không có hậu môn, phải báo cho bác sĩ biết ngay. Bé
đi tiểu mỗi ngày chừng 30 – 40 phân khối và càng ngày càng nhiều hơn. Một bé
bình thường cân nặng trung bình 3 kg đến 4 kg. Một bé nặng dưới 2,5 kg hoặc trên
4,5 kg phải được bác sĩ khám và nhiều khi cần sự săn sóc đặc biệt. Bé thở mỗi phút
40 – 45 lần và tim đập mỗi phút khoảng 140 lần. Trong ba ngày đầu bé bị sụt khoảng
120 – 200gr. Bé càng lớn con càng sụt cân nhiều. Từ ngày thứ tư hết sụt rồi tăng
dần đến ngày thứ 10 thì đạt được số cân lúc mới sinh.

Bé không quá yếu đuối như ta tưởng. Các bà mẹ thường có cảm tưởng bé yếu

đuối, bé bỏng quá, lúc nào cũng phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”
mới được. Không đâu! Cái mỏ ác (thóp) trên đầu bé mềm nhũn là thế nhưng không
bở rẹc như ta tưởng nó chắc hơn một miếng da... trâu. Mỏ ác phải mềm nhũn để
cho bộ óc bé phát triển. Bé cũng biết kêu khóc khi đói, khi khát, khi lạnh quá hay
nóng quá. Bé cũng được dữ trữ trong cơ thể một số lượng kháng thể cần thiết đủ để
bảo vệ trong vài tháng đầu. Tóm lại bé không yếu đuối quá như ta nghĩ, bé đã được
trang bị khá đầy đủ để... xuống núi!

Nhưng dù sao bé cũng cần được ta chăm sóc thận trọng. Đã có những trường

hợp bé chết ngộp vì vú mẹ, hay bị phỏng vì nhúng vào một thau nước sôi... Sự thăm
viếng nên giới hạn, chẳng những làm mệt cho bé mà còn làm mệt cho bà mẹ nữa.
Những người đang đau yếu – ho hen cảm cúm – tốt hơn là không nên tiếp xúc với
bé, không nên hôn hít bồng bế bé, có thể lây bệnh cho bé. Nên đặt bé trong một cái
nôi – ở phòng thoáng khí, rộng rãi mát mẻ – trừ trường hợp bé cần được sưởi ấm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.