114
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
nước tiểu, chụp phim X quang, siêu âm các thứ...
Bé cũng có thể nóng vì thiếu nước, mất nước trong cơ thể. Bé sơ sinh thường
có những cơn nóng đột ngột vì thiếu nước, hoặc vì sữa mẹ ít, bú không đủ mà mẹ
quên không cho uống nước thêm, hoặc vì pha sữa bột không đúng lượng, sữa
nhiều nước ít – hoặc các trẻ sinh non được ủ trong lồng ấp cũng có thể nóng lên
nhiều vì thiếu nước. Trong chứng tiêu chảy, bé nóng nhiều một phần do nhiễm
trùng, nhưng phần quan trọng hơn là do mất nước (xem Bé tiêu chảy). Nước trong
cơ thể mất đi gây ra cơn nóng dữ dội có thể lên đến 40° - 41° vì hiện tượng đậm đặc
các chất điện giải, toan hóa huyết thanh, làm tổn thương não bộ. Trong trường hợp
này, cách chữa tốt nhất là cho nước vào cơ thể, hoặc uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch
là bé hết nóng, chứ không phải dùng thuốc hạ nhiệt.
Trường hợp đáng để ý là bé có thể nóng vì thuốc, nhất là các loại thuốc kháng
sinh dùng không đúng chỗ, đúng lúc. Trong trường hợp này chỉ cần ngưng thuốc là
bé hết nóng. Ta có thói quen cho bé uống kháng sinh bừa bãi có thể làm cho bé
nóng dai dẳng. Thuốc bổ cũng vậy – Sự thặng dư sinh tố D cũng làm bé nóng và bỏ
ăn mà nhiều khi không biết vì sao.
Sau cùng, nên để ý các trường hợp nóng lâu ngày, bà con thường gọi là có gốc
ban hoặc ban chưa ra hết, thực ra có thể là một chứng bệnh nhiễm trùng nào đó bị
chặn lại bằng vài thứ thuốc kháng sinh dùng không đúng lượng, không đúng thời
gian, khiến bệnh không khỏi mà chỉ lắng xuống rồi lại bùng lên, thường nhất là bệnh
lao phổi hay bệnh thiếu máu, nhiễm trùng đường tiểu...
Không kể những trường hợp bé nóng khi mọc răng, khi biết lật, biết bò hoặc bị
bón. Các loại nóng này không có gì nguy hiểm. Bác sĩ khám nghiệm kỹ lưỡng, hỏi
han tường tận mới tìm đúng nguyên nhân chứng nóng mà trị cho bé.
Cách làm hạ nóng tạm thời:
Lúc nhiệt độ tăng cao da bé ửng hồng, mặt bé rực nóng, mắt đỏ, mạch nhảy
mau, hơi thở dồn dập, bé khát nước và đổ mồ hôi nhiều. Tất cả những biết đổi sinh
lý đó là do cơ chế tự động của cơ thể chống lại nóng. Phản ứng đầu tiên của hầu
hết các bà nội, bà ngoại và mẹ bé khi thấy bé nóng là mặc thêm cho bé vài cái áo
ấm, trùm thêm cái khăn dày, quấn thêm cái mền len để tránh gió cho bé. Sau đó là
một màn cắt lưng, cạo gió, lể, nặn chanh... Thực không có gì vô lý hơn khi bé đã
nóng nhiều mà còn mặc thêm áo, quấn khăn, trùm mền! Các bà mẹ làm như thế là
vì thương bé, muốn bảo vệ bé nhưng lại làm hại bé, khiến bé nóng thêm và làm kinh
sau đó!
Cách tốt nhất khi bé nóng cao, trong khi chờ mang bé đi bác sĩ, ta nên:
Cởi bỏ các thứ áo ấm, áo dày, chăn mền quấn quanh bé, chỉ mặc cho bé
chiếc áo vải, thoáng, hút mồ hôi.
Lau khô mồ hôi cho bé thường xuyên, tránh ra gió.
Cho bé uống nhiều nước, uống đã khát thì thôi.
Dùng thuốc hạ nhiệt (đúng liều).
Đắp nước mát ở đỉnh đầu bé, ở hai bên nách, háng. Có thể dùng khăn nhúng
trong nước lạnh, vắt cho ráo nước lau cho bé rồi đắp quanh mình bé. Hơi lạnh sẽ rút
bớt sức nóng đi. Các phương pháp này chỉ “cấp cứu” tạm thời, tránh cho bé khỏi
làm kinh vì quá nóng trong khi chờ đợi mang bé đến bác sĩ. Khi nhiệt độ xuống còn
38°5, phải ngưng lại ngay, không được làm quá lạnh. Bà mẹ nào có con nóng cũng