112
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
hay nóng rất ít – có khi bé nóng nhiều trong vài ngày đầu rồi trở lạnh thì chính là lúc
bệnh tình trầm trọng thêm chớ không phải thuyên giảm như trong bệnh sốt xuất
huyết chẳng hạn và có khi bé chỉ hâm hấp sốt ngày này qua ngày khác khiến ta xem
thường bỏ qua, nhưng thực sự bé đang bị vi trùng lao đục khoét – và ngược lại, có
bé nóng kinh khủng mà chỉ là một bệnh xoàng như cảm cúm viêm họng...
Nhiệt độ thay đổi:
Vấn đề “bé nóng” vì thế rất phức tạp đáng cho ta bàn kỹ một chút. Bình thường
nhiệt độ bé là 37° bách phân (37°C). Nhiệt độ này có thể thay đổi chút ít trong ngày,
tùy thời tiết. Sáng sớm, khi trời mát mẻ, nhiệt độ có thể dưới 37° chút đỉnh, 36°8
chẳng hạn, buổi xế trưa, trời hanh nóng, nhiệt độ bé lên 37°2. Khi ta mặc cho bé
nhiều lớp áo, nhiệt độ của cơ thể bé cũng tăng lên chút đỉnh. Khi bé chạy nhảy
nhiều, nhiệt độ bé cũng cao hơn lúc bé nằm nghỉ. Như vậy, ta thấy có nhiều lý do để
nhiệt độ bé thay đổi, nhưng không bao giờ thay đổi nhiều. Khi bé nóng trên 38° là bé
bệnh rồi đó! Nhiều bé thần kinh quá mẫn tiệp, nhiệt độ lên cỡ trên 38°5 là đã có thể
làm kinh! Vì thế, ở phần sau tôi sẽ nói về một vài phương pháp làm giảm nhiệt độ
cho bé để ngăn ngừa chứng làm kinh nguy hiểm này trong khi chờ đợi mang bé đến
bác sĩ.
Cách đo nhiệt độ:
Người ta đo nhiệt độ bằng một dụng cụ gọi là ống thủy. Đó là một cái
ống thủy tinh, trông giống cây viết bi, một đầu bằng kim loại thon nhỏ chứa
thủy ngân, phần kia dài hơn có chia độ từ 35° - 42°C. Số 37 màu đỏ chỉ
nhiệt độ bình thường của cơ thể. Dưới 35° và trên 42° là cơ thể con người
ở trong tình trạng nguy kịch, cho nên không cần chia độ thêm ngoài 2 số
đó. Trước khi đặt thủy cho bé, phải vẩy mạnh tay (coi chừng văng mất!)
cho vạch thủy ngân tuột xuống đáy. Ta có thể lấy thủy ở miệng, ở nách
hay ở hậu môn. Ở hậu môn chính xác nhất và cũng mau lẹ nhất, chỉ cần
30 giây đến 1 phút là ta đã có thể lấy ra đọc được rồi. Ở nách không chính
xác bằng, thấp hơn nhiệt độ thực 0,5°, vì thế, nếu lấy ở nách phải cộng
thêm 0,5. Thí dụ: 37°5 thì có nghĩa là 38°. Lấy ở nách phải để hơi lâu
khoảng 5 phút. Thời gian đó bé đâu có ngồi yên, bé vùng vẫy và ống thủy
có thể trật ra ngoài. Tốt hơn là lấy ở hậu môn. Cho bé nằm úp trên 2 chân
bà mẹ, một tay bà giữ vai bé đừng cho bé vùng vẫy,
tay kia kẹp ống thủy, 30 giây là xong!
* Nếu bé còn nhỏ, cho bé nằm ngửa, đưa cao 2
chân bé lên là đặt ống thủy dễ dàng. Trước khi đặt ống thủy
vào hậu môn, nên thoa một chút nước cho trơn, và nhớ đừng
gắng sức đẩy ống thủy vào sâu. Đã có trường hợp đặt ống
thủy không cẩn thận làm gẫy ống thủy trong hậu môn bé, có
khi làm rách hậu môn. Dĩ nhiên, đấy chỉ là những trường hợp
hi hữu. Lấy thủy như vậy không có gì thích thú cho bé và cả
bà mẹ, vì thế không bao giờ nên lấy thủy cho một bé khỏe
mạnh, bình thường. Tôi phải nhắc điều đó vì thỉnh thoảng có bà mẹ quá thương con,
lo lắng cho con, nhất là có đọc đâu đó những cuốn sách y học bị ám ảnh bệnh này
bện nọ, nên lấy thủy cho bé mỗi ngày 5, 7 lần, bé mới 37°2 đã cuống cuồng lo sợ
rồi! Nội cái chuyện bé đang chơi mà đè bé ra để đặt thủy, hành hạ bé, cũng đủ cho
bé “nóng” lên rồi. Những bà mẹ quá lo lắng này gặp lúc bé đau càng khổ sở hơn: bà
lấy thủy suốt ngày, lúc nào cũng thấy lăm lăm ống thủy trên tay như sẵn sàng “nhét”
vào đít bé! Hiện có bác các loại nhiệt kế dán ở da, đo ở lỗ tai càng tiện lợi hơn cho