111
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
tím lại, xuất mồ hôi lạnh ngắt, có khi chết giấc, lại phải mang vào bệnh viện vì
ngộ độc! (Xem bài Mũi bé)
* Từ 6 tháng trở đi đến năm sáu tuổi, bệnh “cảm” của bé hơi khác một chút,
ngoài những triệu chứng trên, bé có thể nóng rất dữ dội, 30° - 40°C và có khi
làm kinh, co giật, cũng có trường hợp không nóng, chỉ sổ mũi thôi và kéo dài
hằng tuần lễ. Cơn nóng dữ dội như vậy thường làm cho bà mẹ hốt hoảng
nhiều khi chỉ phản ánh một bệnh thông thường sơ sài. Ngày hôm sau, nhiệt
độ có thể trở lại bình thường và nếu khám bác sĩ, bác sĩ cũng thấy không có
gì lạ trừ cổ họng hơi viêm đỏ và đặt cho cái tên là “viêm họng”.
* Nguyên nhân bệnh cảm vẫn chưa được biết rõ ràng. Có thể là do siêu vi
gây ra, nhưng chắc chắn là có nhiều yếu tố trợ giúp: ảnh hưởng của thời tiết,
lạnh quá, nóng quá, cơ thể mệt mỏi, tâm thầm bất an... Bệnh rất hay lây, khó
tránh vì người bệnh có thể lây cho bé trước khi biết mình có bệnh. Nếu trong
nhà có người bị cảm cúm, người đó không nên đến gần bé, không nên ho,
nói chuyện vào mặt bé, hôn hít bé. Khó nhất là khi chính mẹ bé bệnh, làm sao
không săn sóc gần gũi bé được? Thôi thì đành để cho bé cảm... cho quen
vậy. Cảm tự nó không nguy hiểm lắm nhưng thường kéo dài hằng tuần và
làm khổ cả mẹ lần con. Nguy hiểm là nhân lúc cơ thể bé suy yếu, vi trùng
xunh quanh ở trong mũi, trong miệng bé lợi dụng thời cơ tấn công làm bé
viêm phế quản, sưng phổi, thúi lỗ tai... Nếu sau ba bốn ngày bé vẫn còn
nóng, và ho nhiều thì chắc là có biến chứng rồi!
* Thường thường ít có ai đưa bé đi khám bác sĩ ngay từ lúc có triệu chứng
cảm. Thấy bé nóng, nhảy mũi, là đè bé ra cạo gió, lể, giác hơi, mặc thêm cho
bé vài ba cái áo ấm và thoa dầu (nhất là ở vùng thôn quê). Khi bé nhuốm
lạnh, nhảy mũi, nghẹt mũi, nổi da gà... không gì tốt hơn là mặc thêm cho bé
một cái áo ấm và tránh đừng cho bé ra gió. Trái lại, nếu bé nóng đến 39° - 40°
mà còn mặc thêm cho bé vài áo ấm, trùm thêm khăn... là giúp bé nóng thêm,
mau làm kinh. Cạo gió cũng vậy, cạo ít và vừa phải cũng giúp bé dễ chịu có
thể lướt qua cơn nhiễm cảm – nhưng cạo đến rướm máu, rách da thì chỉ
mang lại nguy hiểm. Các phương pháp xông, giác hơi và nhất là cắt lể ở trẻ
con có hại hơn là có lợi. Tốt hơn là nên tránh đi. Cắt lể có thể gây phong đòn
gánh, giác có thể làm phỏng và xông thì bé bị ngộp thở. Cơ thể trẻ con không
chịu đựng được như người lớn.
Nên cho bé nằm nghỉ, uống nhiều nước (có thể uống nước chanh đường), ăn
thức ăn lỏng nhẹ... Nếu nóng nhiều (xem Bé nóng) và nếu cần dùng kháng
sinh thì nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Những năm gần đây, có bệnh sốt xuất huyết, bệnh này rất nguy hiểm, có thể
làm chết trẻ dễ dàng nếu không định bệnh và chữa trị kịp thời. Lúc khởi đầu,
bệnh dễ lầm lẫn với chứng cảm cúm thông thường khó phân biệt, vài ba ngày
sau, các triệu chứng của bệnh mới xuất hiện. Chính vì thế trong mùa có dịch
sốt xuất huyết, khi bé nóng sốt, khó ở, thì nên đi khám bác sĩ ngay chớ đừng
tưởng cảm cúm thông thường rồi trở tay không kịp.
Chương 32. Bé nóng
C
ó nhiều trường hợp bé bệnh nặng mà không nóng