VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 110

109

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

Các loại nấm có màu sặc sỡ cũng thường là nấm độc.

Thú vật cắn:

Không nên cho bé chơi với chó mèo, nhất là chó mèo lạ. Nếu bé rủi bị chó cắn,

một mặt ta bắt giữ con chó lại (nhớ đừng giết chế) và nhờ Trạm thú ý khám nghiệm,
quan sát trong 10 hôm – mặt khác, ta đưa bé đến khám và chích ngừa bệnh dại nếu
cần. Nếu chó đã được chích ngừa đàng hoàng hoặc trong 10 ngày theo dõi quan
sát, không thấy có triệu chứng của bệnh dại thì không có gì đáng lo. Bé sẽ được
chích ngừa phong đòn gánh, uống thuốc ngừa nhiễm trùng và săn sóc như bị vết
thương thường. Nếu không bắt được chó hoặc chó bị đập chết, hoặc cho có triệu
chứng bệnh dại thì bé sẽ phải được chích ngừa bệnh này.

Nếu bé rủi ro bị rắn cắn phải làm ngày một đai chỉ huyết (ga-rô) ở vùng trên chỗ

bị cắn (không xa quá), một mặt ngoặm lấy vết thương bé mà hút máu và chất độc ra
bớt (dĩ nhiên là người hút vết thương không bị chảy máu nướu răng hay lở loét ở
miệng). Đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Chết đuối:

Rất dễ xảy ra ở các bé sống trên nhà sàn dọc sông hồ, các bé tắm biển, tắm

hồ... cũng có khi bé rủi té vào lu nước không đậy kín. Khi bé được vớt lên, thường
đã bị ngộp thở. Phải làm hô hấp nhân tạo càng sớm càng tốt, có thể làm ngay trong
lúc đang vớt lên mới hy vọng cứu sống. Phương pháp hô hấp nhân tạo tốt nhất là
miệng qua miệng. Sau đó, cởi bỏ quần áo của bé, ủ ấm rồi mang đến bệnh viện.
Trên đường đi vẫn tiếp tục làm hô hấp nhân tạo nếu cần. Nên nhớ là không cần tìm
cách xốc nước, không được hơ lửa, “lăn lu” mất thì giờ vô ích mà pảhi làm hô hấp
nhân tạo ngay. Càng sớm càng tốt: hà hơi thổi ngạt, ấn tim đúng phương pháp.

Điện giựt:

Không nên đặt những chỗ lấy điện vừa tầm tay bé. Bàn ủi, lò điện, quạt máy, và

các đồ dùng điện để ở những nơi nào bé không với tới hoặc phải được che đậy kín.
Nếu bé rủi bị điện giựt, ta phải cắt đứt ngay dòng điện (gỡ cầu chì, cúp công tơ), hút
nhớt ở miệng bé (làm trống khí đạo) rồi làm hô hấp nhân tạo ngay, sau đó, mang
đến nhà thưong chữa phỏng sau.

* *

*

PHƯƠNG PHÁP LÀM HÔ HẤP NHÂN TẠO MIỆNG QUA MIỆNG HAY MIỆNG

QUA MŨI:

Trong trường hợp cấp cứu (chết đuối, điện giựt, nhiễm khí độc...) làm hô hấp

nhân tạo càng sớm chừng nào hy vọng cứu sống bé bị nạn càng nhiều chừng đó.

Một phút chậm trễ là đẩy bé lại gần tử thần. Đợi đưa được
bé đến bác sĩ hay bệnh viện đôi khi quá trễ. Vì thế, biết
cách làm hô hấp nhân tạo tưởng không phải là vô ích.
Nhiều khi bé đã nín thở năm ba phút nhưng tim còn đập,
bé sẽ thở lại nếu được làm hô hấp nhân tạo. Phải bình tĩnh
và kiên nhẫn.

Thời gian làm hô hấp nhân tạo có thể kéo dài ½ giờ, 1

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.