108
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
thuốc chí rận, các loại dầu lửa, dầu xăng, pin đèn, hộp quẹt... đều để ở một nơi cao
hay cất trong tủ khóa kỹ lại. Ở ta, còn phải kể một thứ trúng độc “tình nguyện” khác
nữa là trung độc vì thuốc. Một bà mẹ có đứa con làm kinh vì nóng – đáng lẽ không
có gì quan trọng – lại hốt hoảng cho uống mật gấu hay mật rắn (tam xà đởm chẳng
hạn), để đứa bé rốt cuộc chết vì trúng độc. Bà mẹ khác có con ỉa chảy, nóng lòng
muốn cầm ngay, cho uống một viên sái phiện! Và còn biết bao thứ trúng độc “tình
nguyện” khác chỉ vì người mẹ không hiểu hết, tự ý mua thuốc cho bé uống (thuốc
cầm ho, cầm ói, thuốc nhỏ mũi...) không kể những thứ trúng độc lâu dài như uống
Tifo thường xuyên làm bé bị bệnh thiếu máu do suy tủy (tủy xương hư hỏng, máu
không sinh ra được nữa) hoặc uống corticoides bừa bãi đến nỗi bé sưng mình, bệnh
hoài không chữa khỏi. Có người cạo gió cho con đến trầy da chảy máu. Có người
đem con đi thầy đốt đến cháy phỏng da. Làm thế nào để trừ được những thứ trúng
độc “tình nguyện” đáng thương đó là một vấn đề khác. Ở đây ta chỉ nói đến những
trường hợp rủi ro, tai nạn thôi.
Lập tức ngay khi biết bé bị trúng độc, ta bình tĩnh để làm một vài biện pháp cấp
cứu và sau đó mang bé đến bệnh viện ngay. Cần biết rõ bé trúng độc thứ gì, nhiều
hay ít, lúc nào? Bé nuốt nhằm thuốc ngủ của mẹ chẳng hạn, phải nói rõ tên thuốc đó
là thuốc gì (mang theo chai thuốc, ống thuốc hay nhãn hiệu, toa thuốc), uống mấy
viên, uống lúc mấy giờ?...) Những điều này rất quan trọng vì bác sĩ tùy theo đó mà
cho thuốc giải hay rửa ruột nếu cần.
Các biện pháp cấp cứu tạm thời như sau:
Nếu uống hay ăn phải một chất độc: làm cho bé mửa ra, càng nhiều càng tốt.
Cho que quấn bông vào cổ họng bé và ngoáy cho bé ọc ra ngay. Có thể cho bé
uống chút sữa hay chút nước rồi mới ngoáy. Nếu bé đã lớn, ta cho bé uống một
dung dịch làm ói như nước muối mặn, nước xà bông... Ở nhà quê, người ta lấy mùn
thớt (rất tanh) cho uống cũng có hiệu quả. Nếu cần, phải mang vào bệnh viện rửa
ruột; mang càng sớm càng tốt, vì trễ sau 4 giờ nhiều khi không còn rửa ruột được
nữa. Nhớ ghi rõ giờ giất bị trúng độc để khai với bác sĩ.
Nếu hít phải hơi độc: lập tức mang bé ra khỏi vùng có hơi độc, làm hô hấp
nhân tạo ngay và đưa bé đến bệnh viên.
Nếu bị dích chất độc ở ngoài da: ta xối (dội) nơi đó bằng một vòi nước mạnh.
Nên nhớ, chỉ cần dội mạnh bằng nước thường thôi cho trôi bớt chất độc. Rồi đưa
bé vào bệnh viện.
Chất độc nhằm mắt: xịt nước rửa mắt lâu khoảng 10 phút, rồi mang bé đến
bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt.
Tóm lại, tốt hơn hết là các loại thuốc men và chất độc phải được cất kỹ và xa
tầm tay trẻ. Các loại thuốc cũ không dùng nên hủy bỏ đi. Thuốc uống phải có nhãn
hiệu rõ ràng và chỉ dùng khi biết liều lượng chính xác.
C
ả gia đình đều tham dự vào bữa cháo cóc, nhưng, trong khi những người lớn
không sao cả thì ba cháu nhỏ bị ngộ độc phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hỏi ra
mới biết người lớn ăn các phần... xương xẩu, còn trẻ con thì được dành cho các
món ngon là gan và trứng cóc, không biết rằng chính gan và trứng cóc mới chứa
chất độc, đáng lẽ phải liệng bỏ đi lúc làm thịt cóc. Cá nóc cũng vậy, chất độc chứa
ở gan. Cá bị đập chết, xẻ phơi khô, mật ngấm vào thịt gây ngộ độc cho người ăn.