110
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
giờ đồng hồ, cho đến khi gọi được bác sĩ hay đưa được bé đến bệnh viện.
Trước hế phải móc hết đàm nhớt, ngoại vật... ở miệng bé ra để làm trống khí
đạo (cho dễ thở).
Đặt bé nằm ngửa, nâng cổ lên, ấn đầu ngả ra sau đẩy
cằm về phía trước sao cho khí đạo được thẳng – Ngoặm lấy
miệng bé, đồng thời dùng má đè chặn mũi bé kín lại, thổi hơi
dài và sâu. Có thể ngoặm lấy mũi bé mà thổi cũng được (bịt
chặt miệng bé lại), hoặc ngoặm cả mũi lần miệng nếu là bé
sơ sinh.
Thổi trung bình 20 – 30 lần mỗi phút và không nên thổi
hết hơn trong phổi của ta.
Nếu thấy da bé hồng lên, con ngươi teo nhỏ lại là có
kết quả tốt.
Những lỗi lầm thường mắc phải là đầu bé còn gập lại,
miệng ngậm không kín, thổi nhẹ quá, thổi xong không bỏ ra
ngay cho bé thở ra, mất bình tĩnh, ngưng sớm quá!
Nếu tim bé ngưng đập phải đồng thời xoa bóp tim bằng
cách dùng cườm tay ấn mạnh trên xương ức bé (2/3 xương
ức kể từ trên xuống) với tốc độ 80 – 100 lần mỗi phút (bé 3 –
4 tuổi) ấn sâu 3 – 4 phân. Phải đặt bé nằm trên nền cứng mới
có hiệu quả.
Kêu cứu để có người đến giúp.
Trong trường hợp có một mình thì cứ mỗi 4 hay 5 lần ấn tim lại
thổi một hơi vào phổi bé.
Ráng kiên nhẫn, nhiều khi làm thêm 5 phút nữa mà cứu được bé.
Chương 31. Bé cảm
B
é có thể bị “cảm” rất sớm, ngay trong thời gian còn nằm ở nhà hộ sinh, nếu
ta không cẩn thận để người đang bị cảm cúm đến thăm, hôn hít, nâng níu bé
và vô tình lây cho bé. Thường thì trong những tháng đầu chứng cảm của bé
không có gì là nặng, nhờ các kháng thể của người mẹ vẫn còn đang bảo vệ
bé hữu hiệu. Nhưng sau thời kỳ đó bé dễ bị cảm mỗi khi trái gió, trở trời. Lúc
đó bé khó ngủ, biếng bú, nhảy mũi, nghẹt mũi, thở phì phò, lúc bú bị ngộp, bé
la khóc, khó chịu. Vài ngày sau mũi đặc chảy ra, ho khan, nhiệt độ có thể lên,
nhưng thường thì bé không nóng, có khi hâm hấp đổ mồ hôi. Nhìn thần sắc
bé thấy khác, uể oải, lừ đừ, mất vẻ lanh lợi, ta có thể nghi bé bị cảm, nếu đi
khám bác sĩ, bác sĩ sẽ không thấy có gì lạ cả trừ mũi nghẹt và cổ họng bé hơi
đỏ. Bác sĩ kết luận bé cảm xoàng và cho vài thứ thuốc uống là khỏi. Tuy
nhiên, tình trạng uể oải, biếng bú, có thể kéo dài đến mấy hôm liền và nghẹt
mũi, chảy mũi có thể cả tuần hay vài tuần chưa dứt làm bé gầy sút đi. Những
lúc thấy bé ngộp không bú được, bà mẹ nào cũng dễ nóng lòng mua một thứ
thuốc nhỏ mũi nhỏ cho bé, bé hết ngộp ngay nhưng từ từ lả người đi, xanh