117
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Thấy con ngươi bé teo nhỏ lại và mê hơi khác thường, tôi hỏi:
Rồi họ cho con bà uống sái phiện nữa phải không?
Dạ không, cho uống tam xà đởm.
Tam xà đởm! Theo cái tên gọi thì chắc là một thứ thuốc làm bằng mật ba con
rắn, nhưng không biết rắn gì, công dụng ra sao, chỉ biết trẻ con trúng độc và chết vì
loại thuốc này khá nhiều mà không thấy ai “phàn nàn” gì cả! Thấy tác dụng của nó
làm cho trẻ hôn mê, con ngươi teo nhỏ lại giống như trường hợp trúng độc vì thuốc
phiện nên chúng tôi cho thuốc giải độc á phiện vậy. Thường thì nếu không trúng độc
nặng, bé có thể sống. Nhưng lần này chúng tôi thất bại. Bé chết. Bé không chết vì
chứng nóng cao rất thông thường ở trẻ con, nhưng chết vì lòng tốt, vì sự sốt sắng
quá đáng của bà hàng xóm nào đó và vì sự mất bình tĩnh của mẹ: bé chết vì trúng
độc tam xà đởm! Nhưng dù bé còn sống, không chắc gì bé còn thấy ánh sáng với
đôi mắt phỏng cháy vì chanh đó!
Chanh:
Không thiếu gì trường hợp bé làm kinh đã trúng độc vì mật gấu, vì sái thuốc
phiện, vì tam xà đởm! Riêng về chanh thì không trường hợp làm kinh nào tránh khỏi.
Chút đỉnh và lúc bé còn tỉnh táo thì không sao chứ nhiều thì bé bị giộp lưỡi bỏ ăn
hàng tuần hoặc bị sưng phổi – nếu không bị chết ngộp – vì thường lúc nặn chanh
vào miệng cũng là lúc bé đã hôn mê, không còn nuốt được nữa và chanh sẽ chảy
vào khí quản! Chanh, theo sách thuốc nam, có công năng làm hạ đàm chở không
chặn cơn làm kinh, nhưng hạ đàm đâu không thấy chỉ thấy bé khò khè ngộp thở
thêm vì nước chanh chạy vào cuống phổi. Chúng tôi mỗi ngày cứ phải thấy cảnh bé
chết ngộp vì chanh, cứ phải tìm giúp bé thở lại, thực khổ tâm! Thực ra sau một cơn
làm kinh, không có chanh thì bé cũng sẽ hết giựt vì đã hôn mê bất tỉnh rồi!
Cơn làm kinh:
Dĩ nhiên không có bà mẹ nào không kinh hoàng vì thấy bé làm kinh. Lúc đó mắt
bé trợn ngược, trắng xác, bé cong người ra sau, cổ đơ ra, mí mắt và môi co giựt,
các ngon tay run run, hơi thở khó khăn, và môi bé có thể thêm tím lại, sùi bọt mép...
Sau một cơn giựt như thế, bé thường mê đi, rồi có khi tỉnh hẳn, có khi lại giựt lại một
lúc sau đó. Trong những cơn giựt như vậy, bé có thể cắn đứt lưỡi hay cắn dập môi
là thường, nếu không biết cách đề phòng.
Nguyên nhân:
Bé dưới ba tuổi rất dễ làm kinh bởi hệ thần kinh chưa được già giặn. Nóng
khoảng 39°C, 40°C là bé đã có thể làm kinh rồi! Nhiều bé khác, có lẽ do di truyền, có
một tạng thần kinh quá nhạy cảm hay các bé sinh non, thần kinh yếu ớt, chỉ cần
nhiệt độ tăng lên một chút khoảng 38°5 là đã giựt rồi! Vì thế mà phần lớn các trường
hợp làm kinh của bé dưới 3 tuổi không quá nguy hiểm như ta tưởng (nhưng nếu bé
làm kinh thường thì lại là chuyện khác). Tuy nhiên rất khó phân biệt trường hợp làm
kinh vì nóng thông thường với một trường hợp có bệnh ở não bộ hay rối loạn các
chất điện giải... Do đó, dù thế nào cũng phải mang bé đến bác sĩ hay bệnh viện để
khám nghiệm và điều trị. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra làm kinh từ những
nguyên nhân thông thường như nhiệt độ lên cao đột ngột do các bệnh nhiễm trùng
đến những bệnh ở não, ở màng não, những bệnh vì khô nước hay thừa nước trong
cơ thể, rối loạn các chất điện giải... thiếu sinh tố B6, đường lượng thấp, chấn
thương não bộ do tai nạn, bệnh di truyền...
Cấp cứu tạm thời: