VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 119

118

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

Trong thời gian chờ đợi mang bé đến bác sĩ, người mẹ nào cũng có thể làm

giảm bớt nguy hiểm cho bé bằng những biện pháp sau đây:

 Bình tĩnh không cho bé uống thuốc bậy bạ.

 Lấy cán muỗng, nĩa, que gỗ... chận giữa hai hàm răng để ngăn bé cắt đứt

lưỡi. Móc hết đàm nhớt cho bé dễ thở.

 Làm hạ nóng (xem Bé nóng).

 Rồi mang bé đến một cơ sở y tế gần nhất.

Tóm lại, khi gặp trường hợp bé làm kinh vì nóng không có gì đáng lo, cần nhất

là làm giảm nhiệt độ của bé và thường thường thì sau ba tuổi bé bớt làm kinh, cũng
không ảnh hưởng gì đến sự thông minh của bé sau này. Trong trường hợp làm kinh
vì viêm màng não, viêm não... bé phải được chữa trị tại bệnh viện gấp.

GHI NHỚ:

- Không nên “nặn chanh”, “nhổ sả” vào miệng trẻ lúc trẻ đang làm kinh hoặc đã

hôn mê sau làm kinh. Lúc đó, trẻ đã khò khè khó thở, tím tái vì đàm nhớt xuất tiết
nhiều, lại bị khó thở thêm vì chanh, sả chặn nghẹt đường thở. Hơn nữa, trong lúc
mê như thế, trẻ không nuốt được, dễ bị sặc vào phổi rất nguy hiểm. Đã có những
trường hợp trẻ bị nặn chanh cả vào mắt làm phỏng mắt, và phần lớn các trường
hợp thì thường bị giộp miệng, phỏng lưỡi vì chanh.

- Không nên gọi tên, vỗ vào người trẻ, giật tóc... vì làm thế càng khiến trẻ bị

kích thích, co giật nhiều hơn.

- Không cần phải cạo gió đến rách da chảy máu, bầm tím cả người trẻ. Da trẻ

mỏng manh, nhiều mạch máu nhỏ, nếu cần, chỉ cạo nhẹ đủ có tác dụng. Cần chú ý
lúc mê, trẻ không biết đau nên không phản ứng, ta dễ cạo quá mạnh tay.

Tóm lại cần hết sức bình tĩnh trước một trường hợp trẻ làm kinh:

- Đặt trẻ ở chỗ yên tĩnh, sáng dịu, mát mẻ, thoáng khí.

- Tránh mọi đụng chạm, kích thích vô ích.

- Cởi bớt hay nới lỏng quần áo, đắp mát làm hạ nhiệt nếu trẻ nóng cao.

- Đặt đầu trẻ nằm hơn thấp, nghiêng về một bên cho đàm nhớt dễ chảy ra. Tìm

cách lấy đàm nhớt cho trẻ dễ thở.

- Nếu trẻ đã có răng, cần đặt một vật ngáng giữa hai hàm răng tránh cắt đứt

lưỡi. Vật ngáng có thể là một nút khăn tay, cán viết gỗ, cuộc gạc, cán muống...

Chương 34. Bé mửa

B

é nóng hay ho hen chút đỉnh ta có thể bỏ qua, nặng hơn một chút mới mới lo thầy

lo thuốc, nhưng khi bé bị nôn mửa, ta không thể nào đứng yên mà ngó được.

Lúc đó bé có vẻ bứt rứt, ọe vài tiếng, bụng co thắt lại rồi bé mửa thốc tháo ra. Mửa
như vậy chừng vài lần là bé mệt lả người, thất thần, thở khó khăn và da xanh mét
lại. Trước tình trạng đó không người mẹ nào mà không hốt hoảng, lo sợ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.