120
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
*
Tóm lại:
Nhiều khi, ở trẻ sơ sinh chứng mửa rất thông thường, dễ chữa, chỉ cần thay
đổi cách pha sữa hay làm vài “thủ thuật” cũng đủ chữa bệnh này.
Chứng mửa mà có nóng thường nguy hiểm, phải khám bác sĩ.
Thuốc cầm mửa rất nhiều thứ nhưng phần nhiều cũng rất độc, dễ lậm thuốc,
trúng thuốc. Không bao giờ nên uống tam xà đởm hay sái phiện để cầm mửa.
Lúc bé mửa tạm ngưng các thức ăn, thức uống, cho ruột bé nghỉ ngơi. Sau
đó, 15 phút, nửa giờ, cho uống lại chút nước – ít thôi – và nước ướp lạnh
càng tốt. Cho ăn chút cháo đặc – hoặc vài múi cam – Nếu bé không mửa
nữa, dần dần cho ăn lại bình thường.
Nhớ nghiêng đầu bé xuống thấp cho bé mửa rồi cho bé nằm nghiêng để
không bị ngộp thở vì chất mửa chui vào cuống phổi.
*
Gần đây, tôi có dịp khám cho một bé 7 tháng tuổi bị “Hội chứng trào ngược dạ
dày – thực quản” đã được khám điều trị nhiều nơi và đã làm siêu âm chẩn đoán ở
bệnh viện. Tôi ngạc nhiên thấy bé vẫn khỏe, hồng hào, bụ bẫm. Hỏi kỹ về chế độ
dinh dưỡng mới biết do mẹ bận đi làm, cha thất nghiệp ở nhà nuôi con đã cố gắng
“nuôi con giỏi” bằng cách pha sữa thật cô đặc cho bé mau lớn. Bé uống vào lần
nào cũng bị ói mửa. Được hướng dẫn kỹ cách pha sữa đúng lượng, cho ăn dặm
đúng cách, bé khỏi bệnh chỉ trong một tuần lễ. Gia đình rất ngạc nhiên vì trước đó
nghe chẩn đoán là “Hội chứng trào ngược” đã lo lắng mất ăn mất ngủ, đã nghĩ tới
chuyện phải mổ xẻ gì ghê gớm lắm! Cần biết rằng ngay khi chẩn đoán xác định là
trẻ bị “Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản” thì cũng theo dõi, chữa nội khoa,
dinh dưỡng là chủ yếu, bất đắc dĩ mới phải can thiệp phẫu thuật.
Chương 35. Bé bón
T
hưa bác sĩ, cháu bị bón quá, hai ba ngày mới đi tiêu một lần, tôi phải bơm
đít mỗi ngày cho cháu.
Phân của cháu ra sao?
Phân cháu vẫn tốt, mềm, không sao cả, chỉ phải cái hai ba ngày mới đi một
lần!
Cháu bú sữa gì?
Bú sữa mẹ.
Thì ra đây là một bà mẹ “khó tánh”, bà nghĩ rằng người lớn “nên” đi tiêu mỗi
ngày một lần thì bé cũng phải thế. Có lẽ trong thâm tâm, bà cũng như hầu hết chúng
ta cho rằng bé là một người lớn thu nhỏ và người lớn là bé... kéo dài.
Bón là gì?
Thực ra bà hiểu lầm chữ bón. Thời gian giữa hai lần đi cầu mới chỉ là yếu tố
phụ, yếu tố chính căn cứ vào tính chất của phân. Phân cứng, khô, ít, thì bón. Phân