121
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
mềm, đi tiêu dễ dàng thì không phải là bón dù hai ba ngày bé mới đi một lần.
Trường hợp bú sữa mẹ càng đặc biệt. Sữa mẹ là thứ sữa tốt nhất đối với bé, bé hấp
thu dễ dàng và trọn vẹn, rất ít chất bã nên nhiều khi năm bảy ngày bé mới đi tiêu
một lần mà không phải bón, nếu phân bé vẫn mềm tốt, bé đi vẫn dễ dàng. Trái lại,
cũng trong trường hợp bú sữa mẹ, bé có thể đi tiêu mỗi ngày năm ba lượt, có chút
nước, lợn cợn, lúc để lâu ngoài không khí hóa xanh xanh thì cũng không phải là bé
tiêu chảy! Chẳng thuốc men gì cả! Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bé bón
thực sự, nhất là ở các bé bú sữa bò, sữa đặc có đường. Nếu pha không đúng cách,
pha loãng quá, phân bé ít, đặc cứng, lâu ngày mới đi cầu một lần thành bón. Pha
đặc quá thì thiếu nước càng dễ bị bón. Như vậy, phân lượng sữa pha cho bé uống
phải thích hợp.
Khi bị bón, bé cẳn nhẳn, khó chịu, đau bụng từng cơn, bỏ bú và có khi nóng.
Nhiều bà mẹ có thói quen thấy con nóng thì bơm đít một ống glycérine cho đi cầu,
tưởng làm vậy là bé hết nóng, thực ra rất hiếm trường hợp nóng vì bón, trái lại đau
bụng thì thường hơn. Tôi gặp một trường hợp khác đặc biệt. Bé T. năm tuổi, con
một người bạn, bị đau bụng đã hai mươi ngày, đau từng cơn, rồi hết, rồi lại đau, ba
bé ngờ bé bị lãi, cho uống thuốc lãi không hết; ngờ kiết, cho uống thuốc kiết, không
hết; sau cùng cho bé uống mấy thứ thuốc chống đau bụng, hy vọng bé hết đau,
nhưng bé chỉ tạm hết rồi lại đau dữ dội hơn. Bụng gò lên một cục, chạy tới chạy lui...
Ba bé sợ bị bướu độc hoặc một trường hợp cần giải phẫu... nên dẫn đến tôi. Khám
xong, tôi thấy bé có một “bướu phân” rất to ở vùng hông trái mà các thứ thuốc
chống đau bụng làm mất sự co thắt của ruột càng làm cho bé bón thêm và khi hết
thuốc càng đau bụng hơn. Cuối cùng phải bơm cho bé đi ra mới yên!
Nguyên nhân bón:
Một vài chứng bệnh gây ra bón kinh niên như bệnh nhược giáp (suy tuyến giáp),
bệnh ruột già phình to, nhưng rất hiếm. Thường nhất là trường hợp bé bị rách hậu
môn, tét hậu môn, mỗi lần bé đi cầu đau chịu không nổi nên bé sợ hãi không dám đi
nữa. Mỗi lần đi là kêu khóc ầm ĩ. Lâu ngày thành bón nặng. Bác sĩ sẽ phải chữa
lành chứng tét hậu môn bé mới bình thường được.
Khi bé bị một bệnh tổng quát nào khác như cảm cúm, đau cổ họng, thúi lỗ tai
và các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt thương hàn... bộ tiêu hóa của bé
cũng bị rối loạn, bé mửa, bỏ ăn và có thể bón.
Trường hợp bé trên hai tuổi, đi cầu phân chặt cứng, tròn, lục cục như cứt dê,