122
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
ta gọi là bón vì ruột co thắt, phần lớn do sự căng thẳng thần kinh. Bón ở trẻ con
cũng có thể hoàn toàn do tâm lý. Trẻ từ một đến hai tuổi vì lý do nào đó đi cầu bị đau
(chẳng hạn bé ăn bắp nướng, ăn ổi xanh) một vài lần sẽ sợ hãi hàng tháng, không
chịu đi cầu và phân bé nằm lâu trong trực tràng bị hấp thu hết nước, khô cứng lại
thành bón. Mặc khác các bà mẹ tập cho bé “vệ sinh” quá sớm, bắt bé phải có thói
quen đi tiêu vào bô... Khi đến hai tuổi bé luôn luôn phản đối người lớn thì bé sẽ từ
chối không theo lới má dạy nữa. Bé phản kháng bằng cách không chịu đi cầu theo ý
má nữa, nín lại nên thành bón. Có khi bé chịu vào bô ngồi nhưng không tiêu, chờ
một lúc khác lén đi vào góc nhà tiêu bậy hoặc tiêu trong quần... khoái hơn. Lớn một
chút nữa, bé có thể vì mắc cỡ với bạn mà không chịu đi cầu, rán nhịn cơn đau, cũng
thành bón. Nên hiểu và thông cảm bé những trường hợp đó. Dỗ dành một chút mà
không xong thì kệ, bé đang cần tỏ ra quan trọng, độc lập đó, đừng có nổi giận mắng
oan bé.
Tóm lại, bé bú sữa mẹ ít khi bón, năm ba ngày đi một lần cũng chẳng sao, nếu
phân bé tốt. Bón là khi phân cứng, khô, ít, đi khó khăn. Bé bú sữa bò thường bón
hơn, nhớ cho bé ăn thêm trái cây: cam, đu đủ, nước cải xà lách...
Chữa trị bón:
Có một vài thứ thuốc giúp cho phân mềm, dễ đi tiêu ở trẻ con, do bác sĩ chỉ
định. Luôn luôn để ý thay đổi cách pha chế sữa cho đúng lứa tuổi, cho bé uống
nhiều nước, ăn thêm cam, nước trái cây từ lúc bé lên hai tháng. Không nên tự động
mua thuốc xổ uống và nhất là không nên dùng thường loại thuốc bơm hậu môn. Tôi
biết có bà mẹ nóng lòng bơm cả 10 ống thuốc trong hai ngày liền, bắt buộc bé phải
ỉa ra phân – có bà bơm cho bé hai tháng liên tiếp như thế làm mất phản xạ tự nhiên
của hậu môn. Không biết các bà mẹ đó có thử tự bơm cho mình lần nào chưa? Nếu
có, chắc bà phải biết thức thuốc đó nó nóng ra sao và kích thích ruột làm quặn đau
như thế nào!
Chương 36. Bé Tiêu chảy
H
ằng năm, số trẻ nhập viện và tử vòng vì tiêu chảy luôn luôn đứng hàng đầu
trong 10 thứ bệnh thường gặp nhất tại bệnh viện Nhi Đồng Saigon trước đây. Tiêu
chảy tự nó đã là một thứ bệnh rắc rối, phiền toái, khó chữa (đến nỗi có người nói
một bác sĩ nhi khoa chỉ cần rành cách chữa bệnh tiêu chảy là đủ... no một đời!)
huống chi ở ta bệnh tiêu chảy không “giản dị” bởi đằng sau tiêu chảy còn có... trúng
độc, thiếu ăn, lao phổi...
Biết bao nhiêu lần rối tôi chứng kiến cảnh những em bé bị tiêu chảy 5 – 7 lần
một ngày, không đến nỗi chết mà vì nóng lòng muốn cầm ngay cơn ỉa, người mẹ đã
cho uống bùa, uống sái, để rồi bé chết vì liệt ruột, nghẹt ruột hay vì trúng độc á
phiện! Thuốc hay như thuốc thần: một viên nho nhỏ bằng hạt tiêu uống vô một lúc
sau đã hết ỉa hẳn, nhưng sau đó bụng bé trương lên, căng cứng vì ruột liệt, hết co
bóp nổi, bé nằm thoi thóp đợi chết, bà mẹ mới hốt hoảng mang vào bệnh viện thì đã
quá trể! Nhiều lần nghe các bà mẹ nóng ruột vì con ỉa chảy năn nỉ: Bác sĩ làm ơn
chích cho nó mũi thuốc gì cầm ỉa liền đi! Tôi cười: Có đây – Tôi đưa ống thuốc cho
bà coi – thuốc này chích vô hết ỉa tức khắc, nhưng chỉ làm hết ỉa chớ không làm hết
bệnh – nghĩa là thuốc làm bé liệt ruột, không ỉa nữa, phân bị ứ đọng lại, bụng căng
phồng lên... bà chịu không? Hay là dùng thuốc chữa bệnh, bé sẽ bớt ỉa từ từ?... Dọa