123
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
như vậy tôi thấy có kết quả ngay vì bà mẹ cũng vừa hiểu ra: Thôi bác sĩ cho thứ
thuốc chữa bệnh từ từ đi!
Biết bao nhiều lần rồi tôi chứng kiến cảnh các em bé chỉ còn da bọc xương, thịt
khô đét lại như con mắm, hoặc trái lại mình mẩy sưng húp, mặt bệu, chân tay phù
thũng, ấn ngon tay vào đâu là còn y lõm sâu ở đó, da lở loét, tóc đổi màu, có khi mù
cả mắt chỉ vì... ăn toàn nước cháo hay toàn bột hàng mấy tháng trời sau vài lần bị ỉa
chảy. Bà mẹ nói: Nó ỉa chảy không dám cho bú sữa, sợ ỉa thêm! Ông thầy bắt ăn
nước cháo đường cho hết ỉa... Mà bé hết ỉa thực vì nhiều khi không cứu được nên
không còn sống để mà ỉa nữa! Dĩ nhiên, trong những trường hợp ỉa chảy kinh niên
rồi vì cữ ăn đến ốm đói, trẻ dễ làm mồi cho bệnh lao phổi, lao màng não... Luôn luôn
trong những trường hợp đó, thấy bé đeo đủ thứ bùa, niệt và trên mình đầy những
dấu đốt, cắt, lể...
Nhưng bực mình nhất những vụ bé bị ỉa chảy cấp tính, khát nước gần chết mà
không ai thèm cho uống: Chỉ sau một ngày ỉa chảy bé xọp xuống thấy rõ: mắt lõm
sâu, thất thần, mỏ ác sụp, má hóp, lưỡi đỏ, môi khô, da nhăn, bé lăn lộn kêu khóc vì
khát nước, thấy có ly tách ở đâu là nhào tới quơ quào chụp uống như người đi trong
sa mạc gặp ốc đảo... Vậy mà người ta vẫn cương quyết không cho bé uống. Cuối
cùng sau khi cắt lể uống bùa không hết, bé được mang vào bệnh viên trong tình
trạng hấp hối: bé thở hổn hển, mạch không còn nữa, có khi làm kinh, hôn mê, và
nóng 40° - 41°C (vì mất nước cấp tính và rối loạn các chất điện giải trong máu). Chỉ
có một cách cấp cứu là đưa nước vào cơ thể bé bằng cách mau nhất để thay thế
lượng nước mất đi thì bé mới sống nổi. Chúng tôi thường bơm thẳng dịch truyền
vào mạch máu bé, chừng 20ml mỗi ký lô cân nặng, bé mới có mạch trở lại, sau đó
tiếp tục cho nước truyền chảy theo một tốc độ thích hợp. Trong lúc đó, nếu bé còn
tỉnh táo đòi uống nước thì cho bé uống nước thỏa thích. Thấy cái lối bé vồ ly nước
hấp tấp cho vào miệng uống mà thương! Khi tình trạng bé đã khả quan rồi, tôi “cằn
nhằn” bà mẹ:
Bà có thấy bé khát nước lắm không?
Có, nó đòi uống dữ lắm mà tôi không dám cho uống. Mấy bà hàng xóm cũng
biểu đừng cho uống, sợ nó ỉa nữa.
Mấy bà ác lắm! Chẳng thà thấy nó chết vì khát còn hơn là chết vì ỉa phải
không?
Rồi thấy mình giận vô lý tôi tìm cách giảng giải:
Bà thấy không, dù bà cữ nước không cho uống thì bé vẫn tiếp tục ỉa ra nước
(gật đầu). Bà có biết nước đó ở đâu bé ỉa ra không? (lắc đầu). Bà thấy bé bị tụt ký,
mắt thụt sâu, má hóp, mỏ ác lõm và da nhăn nheo không? (gật đầu). Đó, nước ỉa ra
chính là nước ở trong máu, trong thịt, trong da, trong mắt, trong mỏ ác bé đó, chớ
không phải nước ở trong ruột đâu. Vậy bà phải cho uống nước để thay chỗ nước
mất đi đó chớ! Nếu bà chịu cho uống nước thì dù bé có ỉa nhiều cũng không đến nỗi
ngất ngư như vầy.
Bà mẹ gật đầu:
Dạ tại tui hổng biết!
(Dĩ nhiên cơ chế của sự mất nước và tình trạng trầm trọng của bé không giản dị
như vậy. Đó chỉ là một cách giải thích cho dễ hiểu nhưng cũng nói được một phần
nào căn nguyên chính).