125
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
không chịu một vài loại đường trong sữa bé cũng bị tiêu chảy kinh niên. Phân xấu
mà nhiều, bụng bự, ốm đói (ta gọi là mắc cam tích?) phải được điều trị đúng.
Tiêu chảy vì dùng kháng sinh bừa bãi cũng là một trường hợp thuộc loại tiêu
chảy không nhiễm trùng, đáng được nói tới lắm, vì càng ngày trẻ càng bị nhiều, vì ai
cũng có thể mua kháng sinh và bệnh gì cũng uống kháng sinh không cần hỏi ý kiến
bác sĩ. Kháng sinh uống không đúng lúc, không đúng chỗ làm rối loạn quân bình của
ruột, làm hủy hoại các vi sinh vật hữu ích ở ruột khiến bé bị tiêu chảy.
Cách chữa dĩ nhiên không phải uống thêm kháng sinh khác mà là bỏ kháng sinh
đi, và không nên dùng kháng sinh bừa bãi không có ý kiến của bác sĩ.
Tiêu chảy do nhiễm trùng thường là loại tiêu chảy cấp tính. Có thể là bé trúng
độc vì ăn nhằm thức ăn cũ hư hỏng, vì bình bú, núm vú dơ, vì nước không nấu
chín... nhưng cũng có thể tiêu chảy vì một bệnh nhiễm trùng tổng quát, một bệnh
không “dính dáng” gì tới đường ruột cả như viêm cổ họng, thúi lỗ tai, cúm, viêm
phổi... Cho nên khi khám cho một bé bị tiêu chảy, bác sĩ khám luôn cổ họng, lỗ tai,
phổi... là vì thế. Bệnh có thể do các loại vi trùng, siêu vi hay ký sinh gây ra. Căn cứ
trên tính chất của phân, tính khẩn cấp của bệnh, các triệu chứng phụ... mà bác sĩ
đoán biết do loại vi trùng nào gây bệnh. Chẳng hạn như bé tiêu chảy vì loại vi trùng
E. Coli phân loãng, lầy nhầy, mùi hôi thúi, màu hơi xanh, đi ngày 5 – 10 lượt, nóng ít
hay không nóng; trái lại nếu tiêu chảy vì loại Shigella bệnh rất khẩn cấp, bé nóng 39°
- 40°C có khi làm kinh, đi tiêu chảy cả mấy chục lần có đàm, máu, ít hôi thúi, đau
bụng và rặn mạnh... Nhờ hỏi kỹ, hỏi “lôi thôi” như thế bác sĩ có thể đoán ra thủ phạm
mà điều trị mau lẹ. Vì thế bà mẹ phải biết rõ về đặc tính phân của bé để “tường
trình” cho bác sĩ, giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh chính xác. Có bà mẹ khai con bị ỉa
chảy mà không biết rõ con đi ngày mấy lần, phân ra sao thì bác sĩ cũng đành chịu.
(Mẹ bận đi làm ăn thì người giữ trẻ phải biết rõ để khai).
Vài nguyên tắc nên theo:
Đó, bao nhiêu rắc rối của vấn đề tiêu chảy! Nhưng dù tiêu chảy do nguyên nhân
nào, tâm lý chung của các bà mẹ là muốn làm sao cho bé ngưng ỉa tức khắc. Tôi
cũng vậy, khi con tôi bị ỉa chảy, tôi cũng quýnh lên, có lúc mất cả bình tĩnh... cho
uống 2, 3 thứ thuốc một lúc!
Thực ra khó có thể làm bé ngưng ỉa chảy tức khắc ngoại trừ dùng thuốc làm cho
liệt ruột như đã nói ở trên. Bé sẽ chỉ có thể bớt từ từ, ngày thứ nhì phân sệt lại, số
lần đi tiêu giảm xuống, ngày thứ ba phân cứng hơn, còn vài lần trong ngày và vào
ngày thứ tư bé mới trở lại bình thường được. Biết như thế để chúng ta bớt nóng nảy
mà bình tĩnh chờ bé lành bệnh, dĩ nhiên là dưới sự chăm sóc thuốc men của bác sĩ.
Có một số nguyên tắc phải theo để giúp bé mau bình phục và không gây các biến
chứng nguy hiểm.
1) Nên cho bé uống nước tùy thích. Cơ thể bé chứa 75% nước. Một bé nặng
10kg thì hết 7kg5 là nước, nên mất nước đối với bé nguy hiểm. Chỉ cần mất 10% số
nước trong cơ thể, bé đã nguy rồi. Biết thế thì khi bé bị tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều,
nóng sốt... làm mất nước, bé khát nước đòi uống thì ta phải cho uống ngay, càng
nhiều càng tốt. Bệnh dịch tả là một bệnh dịch ghê gớm làm chết hàng vạn người
ngày xưa, bây giờ người ta chữa giản dị bằng... nước, thuốc men chỉ là phụ! Vì
chính sự mất nước trầm trọng do ói, ỉa đó làm chết người chứ không phải do vi
trùng.
Hiện nay ta có thể dùng 1 gói Orésol pha vào một lít nước cho bé uống bù thoải