126
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
mái, trong 2 – 3 ngày, bệnh tự khỏi.
2) Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ, cho ăn bình thường dù sự hấp thu có kém hơn.
3) Không nên dùng các loại thuốc cầm ỉa có chất á phiện như élixir parégorique
(chỉ dùng cho người lớn), lục thần thủy, sái phiện... rất dễ bị trúng độc ở trẻ con và
chỉ có tác dụng cầm ỉa chớ không làm hết bệnh.
Tóm lại, tiêu chảy ở trẻ con là một thứ bệnh nguy hiểm và phức tạp. Cha mẹ ai
cũng nóng lòng muốn con được cầm ỉa ngay. Nhưng đó là một thành kiến sai lầm
thường mang lại những hậu quả tai hại vì dùng thuốc bậy bạ, bị trúng thuốc, cùng
những thành kiến khác như cữ không cho uống nước, cữ bú – cho bé nhịn đói quá
lâu làm mất sức, lâu lành, gây bệnh suy dinh dưỡng với những hậu quả không
lường được.
Tóm lại những điều nên làm khi bé bị tiêu chảy:
Bé bú sữa mẹ, tiêu 5, 7 lần, không nóng, vẫn chơi:
- Tiếp tục cho bú bình thường.
- Cho uống nước tùy thích.
- Người mẹ tránh uống thuốc xổ, ăn thức ăn chua...
Bé bú sữa bò, tiêu nhiều lần, có nóng:
- Tiếp tục cho uống sữa, nhưng pha loãng hơn một chút.
- Cho uống nước tùy thích (một bé nặng 10kg, mỗi ngày tối thiểu cần 1 lít đến 1
lít rưỡi nước)
- Nếu có ói mửa cho uống nhiều lần, mỗi lần một ít thôi, nước được ướp lạnh
càng tốt.
- Cho uống Orésol, xúp cà rốt... Trở lại thực đơn bình thường càng sớm càng
tốt.
- Bình tĩnh đợi vài ngày, đừng nóng lòng cho uống thuốc cầm ỉa.
Trường hợp tiêu chảy kinh niên không do nhiễm trùng, phải kiên nhẫn vì phải
chữa trong một thời gian lâu dài.
* *
*
Dấu hiệu tiêu chảy mất nước, kiệt sức:
1. Sụt cân: trẻ bụ bẫm càng sụt nhanh.
2. Khát nước: Trẻ kêu khóc cằn nhằn, bứt rứt.
3. Mắt lõm, lờ đờ, ngủ mở mắt.
4. Miệng khô, không có nước bọt.
5. Tiểu ít.
6. Thóp lõm (mỏ ác thụt vào)
7. Da nhăn, chùng (như da người già)
8. Mạch nhanh (trên 120 lần / phút)
9. Thở nhanh, sâu (trên 60 lần/phút)