VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 132

131

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

nhiên khỏi và người minh thì tin là đổi gió sẽ khỏi. Thực ra ho gà do vi trùng
Hemophilus pertussis gây ra, và cơn ho nếu không chữa, có thể kéo dài nhiều tháng
và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong tuần lễ đầu sau khi nhiễm bệnh
không có triệu chứng gì rõ rệt, bé có thể bị sổ mũi, ho khan, thường ho vào ban đêm
và ta dễ tưởng lầm là ho cảm, nhưng thuốc ho cảm thông thường không khỏi. Đến
tuần lễ thứ hai, cơn ho đã có đặc tính của cơn ho gà: ho từng tràng 15 – 20 tiếng,
càng lúc càng mau, càng dữ dội, đỏ mặt tía tai, sau cơn ho bé bị hụt hơi, gần nín
thở, phải hít hơi thực mạnh, nên gây ra một tiếng “cót” đặc biệt của cơn ho gà, giống
tiếng gà trống sau cơn ho và ói ra thức ăn, đàm nhớt từng sợi dài lòng thòng ở
miệng, ở mũi. Mỗi ngày bé ho dưới 10 cơn là bệnh nhẹ, ho trên 20 cơn là bệnh
nặng. Cơn ho dữ kéo dài từ 2 – 6 tuần rồi bớt, nhưng có thể còn ho lai rai nhiều tuần
nữa.

Những biến chứng:

Trong suốt thời gian này bé gầy ốm dần, nhưng không nóng, khám phổi vẫn

thấy gần như bình thường. Nếu có nóng, có tiếng rì rào trong phổi thì đã có biến
chứng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất là viêm phổi, đặc phổi, dãn
cuống phổi, khí thủng phổi... Bé cũng có thể làm kinh, bị viêm não (rất hiếm) và có
thể bị xuất huyết (chảy máu mắt, máu mũi trong cơn ho dữ dội) hay bị sa ruột bẹn,
lồi rún...

Ho gà có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào nhưng thường ở trẻ con dưới 2 tuổi. Bé

càng nhỏ tuổi bị ho gà càng nguy hiểm. Nguy hiểm nhất ở các bé sơ sinh. Ở trẻ sơ
sinh, ho gà không có triệu chứng rõ ràng, chỉ thấy trẻ có những cơn tím tái, ngưng
thở ngắn. Phải mang ngay đến bệnh viên. Các bé dưới 18 tháng bị ho gà cũng phải
được săn sóc đặc biệt vì có khi cơn ho kéo dài quá bé không thở được, ngất đi, phải
hút dãi nhớt cho bé thở, phải làm hô hấp nhân tạo nữa. Bé ho gà phải được điều trị,
không nên bỏ liều, tin tưởng là ho đủ trăm ngày sẽ khỏi ngay nhưng bác sĩ có thể
giúp làm giảm cơn ho và ngừa biến chứng với các loại thuốc thích hợp: kháng sinh,
thuốc ho, thuốc an thần... Nhưng quan trong hơn cả là cách săn sóc bé.

Như đã nói, bé càng nhỏ càng phải săn sóc đặc biệt , có thể phải cho nằm bệnh

viện để được hút đàm nhớt, tiếp hơi (thở dưỡng khí), nuôi ăn – các bé khá lớn có
thể săn sóc tại nhà:

 Cho uống thuốc theo toa bác sĩ.

 Giữ vệ sinh tổng quát.

 Sẵn sàng hút đàm nhớt cho bé nếu bé ói, đàm nhớt quá nhiều dễ bị nghẹt

thở, phải làm hô hấp nhân tạo nếu cần.

 Vì bé hay bị ho sau khi ăn và ói mửa ra hết thức ăn, do đó nên cho bé ăn ít

thôi, nhưng ăn nhiều lần trong ngày (bớt ho). Nên cho ăn thức ăn đặc và nếu bị ói
thì ngay sau khi bé ói xong, nên cho ăn lại liền (sẽ không bị ói nữa).

 Dùng một cuộn băng, băng chặt bụng cũng giúp làm giảm cơn ho.

 Nếu có nóng, khò khè hay làm kinh, phải mang đến bác sĩ ngay.

Phòng ngừa:

Ho gà rất hay lây, lây trực tiếp qua các giọt nước miếng bắn ra lúc bé ho, lây 1

tuần lễ trước và 3 tuần sau thời gian ho dữ dội, vì thế bé rất khó tránh lây khi anh chị
em hoặc hàng xóm có người ho gà. Chỉ có một cách để tránh là chích ngừa bé đi!
Kệ, cho nó nóng, đau nhức một bữa cũng không sao. Thuốc chính thường dùng là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.