VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 134

133

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

thông thường không bớt, biếng ăn, biếng chơi, sút cân là phải nghĩ tới bệnh lao,
không nên mất thì giờ để nghĩ đến gốc ban đen ban trắng như xưa nữa. Nhiều khi đi
bác sĩ khám không thấy có gì lạ nhưng với các triệu chứng trên, bác sĩ sẽ cho làm
phản ứng da, chụp phim phổi, thử tốc độ lắng của máu nếu có thể, và tìm vi trùng
lao trong đàm, nước bao tử...

Cần chú ý một điều là bé có thể bị lao mà không ho hen gì cả và trong gia đình

có thể đã có một người nào đó mắc bệnh mà không biết hay tưởng là đã khỏi lây
cho bé.

Chữa trị dài hơi

Ngay khi định bệnh xong, bác sĩ có hẳn một chương trình điều trị cho bé.

Chương trình này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông, cộng tác của bà mẹ thì bé mới
khỏi bệnh được. Chữa chơi lơ mơ vài thàng, vừa bớt là bỏ thuốc thì chắc chắn bệnh
sẽ nặng hơn vì vi trùng lờn thuốc. Trong thời gian chữa trị, vấn đề điều dưỡng cũng
rất quan trọng. Bé phải được ăn ngủ như thế nào, uống thuốc bổ ra sao để tăng
cường sức khỏe. Các loại kháng sinh chữa lao rất hay nếu dùng đúng lượng, phối
hợp chặt chẽ và đúng thời gian. Mặc dù hiện nay có những thuốc trị lao mới nhưng
phải do bác sĩ quyết định liều lượng, thời gian điều trị một cách thận trọng. Cần sự
hợp tác hiểu biết của người mẹ thì bé mới khỏi bệnh được. Không thể tự mua thuốc
chữa theo kiểu chích vài lọ Strepto cho bổ phổi!

Ngừa bệnh tốt hơn:

Chính vì những khó khăn trong việc định bệnh, điều trị đó mà cách tốt nhất là

đừng có bệnh, nghĩa là tránh nó đi. Muốn vậy, ta cho bé chích ngừa BCG. BCG là
chữ viết tắt của Bacille de Calmette – Gúerin. Đó là vi trùng lao thứ thiệt, nhưng đã
được “nhồi” đi “nhồi” lại trong một môi trường đặc biệt đến 230 lần trong suốt 13
năm trường, làm cho các chú vi trùng dữ tợn đó nhừ nhuyễn, hết hung hăng, đem ra
cấy vào cơ thể vô nhiễm của bé hay của những người chưa mắc bệnh lao, chưa
tiếp xúc với vi trùng lao (nhờ làm phản ứng da mà biết), để cơ thể làm quen với vi
trùng lao, tự tạo ra sức đề kháng đối với loại vi trùng này. Như vậy, khi gặp phải vi
trùng lao lần khác, bé không còn bị nguy hiểm nữa.

Có nhiều bà mẹ cho là chủng lao trẻ sẽ mất sức, không lớn nổi rồi ngại ngùng

không dám. Đó là một thành kiến sai lầm. Nghĩ đến thứ bệnh kinh khủng với thời
gian chữa trị dằng dặc đó, thì tốt hơn là ngừa cho bé. Cũng có khi ngừa rồi mà bé
vẫn còn bị bệnh nhưng chắc chắn là nhẹ thôi, không nguy hiểm nữa.

Chích BCG cho bé một thời gian thấy vết chích lâu lành quá, có khi lại nổi một

cái hạch to trong nách, bà mẹ nào cũng hoảng sợ. Thực ra không có gì đáng sợ cả.
Vết chích cương lên vì phản ứng của cơ thể, có khi rịn nước một thời gian, đóng
màng (vẩy) cứng. Khi vẩy rụng đi, cái thẹo vẫn còn, lồi một cục như hạt tiêu trắng ở
đó cho tới lớn. Còn cái hạch thì nổi trong nách ở bên tay bị chích (tay trái) cũng là
phản ứng tự nhiên của cơ thể, sẽ tiêu đi trong một thời gian, có khi xì mủ ra mới xẹp
được. Theo quan điểm mới thì các bé chủng BCG mà có nổi hạch như vậy là tốt, có
sức đề kháng mạnh.

*

Phản ứng da là gì:

Có lẽ nên nói rõ hơn về phản ứng da (IDR) một chút. Người ta trích từ vi trùng

lao được nuôi trong một môi trường đặc biệt ra một chất dịch gọi là lao tố
(tuberculine). Chất lao tố này có đặc điểm là nếu chích cho một người đã nhiễm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.